Bộ Xây dựng chỉ đạo “nóng” Tổng Công ty Sông Đà

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Xây dựng đã chỉ đạo đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp đẩy nhanh thi công, nghiệm thu, thanh toán để thu tiền khối lượng xây lắp hoàn thành tại các dự án mà Sông Đà phải thu xếp trả nợ.

Cùng với đó, thực hiện chủ trương thoái vốn theo kế hoạch đã được Bộ Xây dựng, đại hội đồng cổ đông tổng công ty thông qua, trong năm 2020,Tổng Công ty (TCT) Sông Đà sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để thoái vốn tại một số đơn vị như Sudico, thủy điện Việt Lào...

nguyên nhân khiến TCT đang gánh “cục nợ” 10.580 tỷ đồng xuất phát từ việcp/đầu tư ra ngoài không mang lại hiệu quả, thậm chí bị thua lỗ, mất vốn.

Nguyên nhân khiến TCT Sông Đà gánh “cục nợ” 10.580 tỷ đồng xuất phát từ việc đầu tư ra ngoài không mang lại hiệu quả, thậm chí bị thua lỗ, mất vốn.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, hiện đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại TCT Sông Đà chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.

Đồng thời, đề nghị SCIC tiếp tục triển khai ngay khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ Bộ Xây dựng, đảm bảo tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến quá trình sắp xếp, tái cơ cấu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Một trong những nguyên nhân khiến TCT Sông Đà đang gánh “cục nợ” 10.580 tỷ đồng xuất phát từ việc đầu tư ra ngoài không mang lại hiệu quả, thậm chí bị thua lỗ, mất vốn. 

Trong báo cáo tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh được Bộ Tài chính ban hành cuối tháng 12/2019 cho thấy, “sức khỏe” TCT này đang rơi vào tình trạng hết sức đáng lo ngại. 

Cụ thể, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn mà TCT Sông Đà đầu tư vào 38 doanh nghiệp là 6.226 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào công ty con là 3.509 tỷ đồng, số còn lại 2.561 tỷ đồng đã được đầu tư vào công ty liên doanh, công ty liên kết và đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp khác là 156 tỷ đồng.

Cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư tài chính chỉ đạt 313 tỷ đồng, tỷ suất sinh lời không cao khi chỉ đạt 5%. 

Đáng chú ý, qua rà soát có một số khoản đầu tư không mang lại cổ tức, lợi nhuận với tổng giá trị đầu tư là 3.530 tỷ đồng (chiếm 56,7% trên tổng vốn đầu tư), như 538 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Nậm Chiến, 222 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà, 84 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Đầu tư Xây dựng phát triển đô thị Sông Đà và đặc biệt 1.107 tỷ đồng góp vốn CTCP Điện Việt Lào. 

Một số khoản đầu tư cũng được xác định là đã bị lỗ hoặc mất vốn. Tại CTCP Sông Đà 3, theo báo cáo tài chính năm 2018, doanh thu công ty này đạt 160 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0,248 tỷ đồng, lỗ lũy kế 188 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao gấp 9 lần.

Tính đến cuối năm 2018, hoạt động kinh doanh của CTCP Sông Đà 3 tiếp tục bị đình trệ do thiếu vốn, có nguy cơ  về mất khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này. 

Tại CTCP Sông Đà 12 cũng không sáng sủa hơn khi vốn điều lệ của công ty này là 50 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu âm tới 41 tỷ đồng. Năm 2018, công ty này tiếp tục kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận sau thuế âm 3,8 tỷ đồng. Tương tự, tại CTCP Phòng cháy chữa cháy và Đầu tư xây dựng Sông Đà, vốn điều lệ là 25 tỷ nhưng vốn chủ sở hữu âm tới 11,7 tỷ đồng.

“sức khỏe” TCT này đang rơi vào tình trạng hết sức đáng lo ngại.

“Sức khỏe” TCT này đang rơi vào tình trạng hết sức đáng lo ngại.

Trong khi đó, tại CTCP Nậm Chiến, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này là 141 tỷ đồng nhưng hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chỉ là 0,13 lần. Điều này cho thấy công ty này đang gặp áp lực về tài chính, gần như không có khả năng thanh toán nợ đến hạn. 
Đặc biệt, tại CTCP Điện Việt Lào hơn 1000 tỷ mà TCT Sông Đà đầu tư vào đây với tư cách là cổ đông sáng lập lớn nhất cũng có nguy cơ thua lỗ nặng. Theo báo cáo tài chính 2018, tổng tài sản của CTCP Điện Việt Lào là 14.875 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu là 12.060 tỷ đồng chiếm tới 81% tổng tài sản và đầu tư vào 3 công ty con là 2.702 tỷ đồng chiếm 18% tổng tài sản. 
Với ba công ty con của CTCP Điện Việt Lào, gồm Công ty TNHH điện Xekaman 3, Công ty TNHH MTV Tòa nhà điện Việt Lào và Công ty TNHH điện Xekaman 1.

Hiện nay, Dự án thủy điện Xekaman 3 đang bị dừng do gặp sự cố. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 3,75 lần, trong đó vay và nợ thuê tài chính là 9.531 tỷ đồng chiếm 81% tổng nợ phải trả. Đứng trước tình hình như vậy, CTCP Điện Việt Lào bị đánh giá là đang gặp khó khăn, áp lực về tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Mặc dù kinh doanh “bết bát”, nhưng vào tháng 6 vừa qua, Bộ Xây dựng lại có đề xuất với Thủ tướng cho chỉ định thầu TCT Sông Đà làm một số dự án trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Theo giới thiệu của Bộ Xây dựng, TCT Sông Đà từng là “ông lớn” nhà nước trong ngành xây dựng.

Ngoài các nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Yaly, Sông Hinh, Sơn La, Lai Châu... những năm qua Sông Đà đã thi công hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn như cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 10, Hà Nội - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện các dự án trọng điểm ngành điện, Sông Đà gặp nhiều khó khăn trong duy trì việc làm, bảo đảm đời sống người lao động. Nhiều thiết bị, máy móc đã đầu tư làm thủy điện phải “đắp chiếu” vì không có việc làm.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Xây dựng chỉ đạo “nóng” Tổng Công ty Sông Đà tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713867133 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713867133 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10