Ngày càng có ít hơn những kỳ lân mới ở Thung lũng Silicon được tạo ra.
Những công ty khởi nghiệp có giá trị 1 tỷ USD trở nên đang ngày càng dễ tiếp cận với lượng vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ phòng hộ và các quỹ tương hỗ. Nhiều trong số đó được định giá cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với thực tế. Nếu lãi suất tăng trở lại, biến động thị trường sẽ trở nên mạnh mẽ, đe dọa làm nổ bong bóng công nghệ Thung lũng Silicon.
Thậm chí, đỉnh cao trong bong bóng kỳ lân công nghệ chính đã qua và nó sẽ trượt dốc từ đây. Các khoản lỗ khổng lồ đang đe dọa các khoản đầu tư mạo hiểm.
Kỷ nguyên của kỳ lân công nghệ đạt đình vài năm trước. Trong năm 2014, có 42 kỳ lân công nghệ mới ở Mỹ và 43 trong năm 2015. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các kỳ lân công nghệ đang ngày càng ít đi. Trong năm 2017, chỉ có 33 kỳ lân công nghệ mới xuất hiện trong khi toàn cầu là 53 công ty. Năm nay, mới chỉ có 11 kỳ lân công nghệ mới dù đã nửa năm trôi qua.
Theo nghiên cứu mới được công bố của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Bureau of Economic Research), trung bình, các kỳ lân công nghệ được đánh giá cao hơn tới 50% so với giá trị thực. Kết luận này được Will Gornall tại Đại học British Columbia và Ilya Strebulaev của Đại học Stanford đưa ra sau khi nghiên cứu 135 kỳ lân công nghệ và khẳng định khoảng một nửa có giá trị ít hơn 1 tỷ USD.
Năm 1999, thời gian trung bình trước khi IPO của một công ty công nghệ là 4 năm. Ngày nay, đó là 11 năm. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư mạo hiểm ồ ạt rót tiền cho các công ty khởi nghiệp. Sự ra đời của Đạo luật Việc năm 2012 đã loại bỏ các điều kiện bảo về nhà đầu tư, dẫn tới việc ngày càng có ít công ty muốn IPO.
Các nhà đầu tư hiện nay tập trung quá nhiều vào tiềm năng tiếp cận khách hàng của các kỳ lân thay vì lợi nhuận chúng mang lại. Các điều kiện pháp lý mới cũng cho phép cổ đông có nhiều quyền hơn, dẫn đến nguy cơ đánh giá sai lệch theo hướng bị thổi phòng. Một số cổ đông có quyền biểu quyết, quyết định với tài sản, hưởng cổ tức hay kiểm tra hồ sơ. Snap không cho cổ đông quyền biểu quyết và cổ phiếu của nó giảm đáng kể từ phiên IPO.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư với mức giá cao hơn 49% so với giá trị thực của công ty. Trong khi đó, đạo luật mới cho phép các kỳ lân có nhiều kỳ lân hơn trước khi chính thức công khai tình hình tài chính của công ty. Những vòng gọi gốn cho phép họ nhận được nhiều tiền mà không cần phải IPO.
Đừng để vài phiên IPO thành công trong năm 2017 đánh lừa bạn. Số lượng công ty IPO đang ngày càng ít trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2014, có 275 công ty IPO thì năm 2015, con số này giảm xuống 170 công ty và tiếp tục giảm xuống còn 105 vào năm 2016. Thậm chí, 76% công ty IPO trong năm ngoái đang có giá cổ phiếu thấp hơn so với thời điểm chào sàn. Đây là con số cao nhất kể từ khi bong bóng Dotcom bùng nổ năm 2000 với 81%.
Sự việc có thể trở nên tồi tệ hơn khi các công ty khởi nghiệp công nghệ có tốc độ đốt tiền đáng sợ.
Kể từ khi IPO vào tháng 3/2017, cổ phiếu Snap đạt 17 USD/cổ và tăng tới 44% ngay trong ngày giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu Snap đang tụt thê thảm với mức giá 11 USD/cổ. Dropbox cũng đã IPO và tăng 36% ngay trong phiên giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ 200.000 người trả tiền trong tổng số 500 triệu khách hàng, tương lai của công ty này có vẻ cũng không thực sự tươi sáng. Blue Apron, một công ty có tiếng khác,c ũng IPO với giá 10 USD trong tháng 6 năm ngoái và đang được giao dịch với giá 3 USD/cổ.
Và cũng có nhiều kỳ lân được đánh giá quá cao. Birchbox được các nhà đầu tư mạo hiểm định giá khoảng nửa tỷ USD 5 năm trước. Tuy nhiên, nó chẳng thể để lại điều gì có giá trị. Cuối cùng, một nhà đầu tư cũ mua nó với giá 15 triệu USD.
Hiện tại, kỳ lân cũng không còn thoải mái đốt tiền đầu tư vì phần lớn các nhà đầu tư mạo hiểm đã không quá liều lĩnh. Khi thiếu tiền, những quyết định IPO vội vàng có thể được đưa ra và dẫn tới một tương lai ảm đạm hơn. "Định giá tỷ đô khi chào sàn không phải dấu hiệu chỉ sự an toàn. Nó là báo hiệu một nguy cơ rất lớn của việc định giá quá cao", báo cáo nhận định.
Hầu hết các kỳ lân công nghệ đều không tạo ra hàng tỷ USD doanh thu. Một số dự án mô hình tài chính có cái kết cục buồn với 80% kỳ lân thất bại trong vẻn vẹn 2 năm. Ngay cả Uber, công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, dù tăng nhanh nhưng cũng không thu lại lợi nhuận cao. Với 6,5 tỷ USD doanh thu trong năm 2016, công ty vẫn lỗ ròng tới 2,8 tỷ USD.
Sự thật là, khi một kỳ lân công nghệ được định giá quá cao, sẽ chẳng mất quá nhiều thời gian để thị trường nhìn ra giá trị thực của nó. Dù đầu tư vào những công ty này mang về lợi suất cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Cần suy nghĩ gấp đôi khi đưa ra quyết định đầu tư vào một công ty khởi nghiệp có cái tên mỹ miều Kỳ lân Công nghệ.
Tựa bài do enternews đặt