Cà Mau: Hướng tới chính quyền số

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2020 tỉnh Cà Mau xếp thứ 8, năm 2021 xếp thứ 2/63 tỉnh, thành về chỉ số thành phần hiện đại hoá hành chính, góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động CCHC và cải thiện chỉ số PCI của tỉnh nhà.

Xây dựng chính quyền điện tử làm nền tảng hướng tới chính quyền số được tỉnh Cà Mau xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

 Cán bộ Trung tâm Giái quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau hướng dẫn người dân thực hiện và kiểm tra kết quả ngay trên điện thoại di động. Ảnh: Minh Hưng

Cán bộ Trung tâm Giái quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau hướng dẫn người dân thực hiện và kiểm tra kết quả ngay trên điện thoại di động. Ảnh: Minh Hưng

Ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết, ở Cà Mau, qua gần 10 năm đặt nền móng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống nền tảng, phát triển dữ liệu, việc xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số tỉnh Cà Mau đã có bước phát triển rõ rệt.

Ứng dụng công nghệ, rút ngắn thủ tục

Sự ra đời của Trung tâm Giải quyết TTHC và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để cung cấp dịch vụ và giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp là kết quả của những nỗ lực từ các cấp chính quyền Cà Mau.

Đây là giải pháp mang tính đột phá trong công tác CCHC, là tiền đề để đi đến hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số trong giai đoạn tới. Từ đó, người dân và doanh nghiệp được cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ hành chính công nhanh hơn, thuận tiện hơn, ít phải đến trực tiếp nhiều cơ quan chính quyền.

Bằng các hình thức giải quyết TTHC trực tiếp, trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính, người dân và doanh nghiệp khi làm thủ tục có thể chỉ đến một cơ quan và chỉ một lần để nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp ngay tại chỗ hoặc có thể làm thủ tục trực tuyến (nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nhà) thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý văn bản và điều hành cũng đã được phát triển, hoàn thiện và triển khai mở rộng cho nhiều đơn vị sử dụng. Đến nay, Cà Mau đã triển khai cho 655 cơ quan, đơn vị với hơn 11.000 tài khoản người dùng. Hệ thống đáp ứng đầy đủ tính năng gửi, nhận văn bản điện tử và liên thông được 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã.

Hiện nay, hệ thống hộp thư điện tử công vụ của tỉnh được đầu tư, nâng cấp chuyển đổi công nghệ đáp ứng nhu cầu sử dụng thư điện tử của cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo hoạt động ổn định, bảo mật cao; có khả năng tích hợp với hệ thống xác thực tập trung và đăng nhập một lần (SSO) vào các hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh thông qua tài khoản thư điện tử công vụ.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đã triển khai đến cấp xã, kết nối thông suốt, sẵn sàng họp với Chính phủ, phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị. Việc triển khai ứng dụng chính quyền điện tử CaMau-G làm đại diện cho hệ thống phần mềm chính quyền điện tử của tỉnh Cà Mau, từng bước tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh, tập trung về một đầu mối truy cập, nhằm hướng tới phục vụ đa dạng người sử dụng dịch vụ công của cơ quan Nhà nước. Đây còn là kênh kết nối để thông tin, tương tác trực tuyến giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp mà ứng dụng có thể sử dụng trên 2 nền tảng di động IOS và Android.

Tăng tốc chuyển đổi số

Theo ông Trần Quốc Chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Do đó, cùng với việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp ngày càng nhiều trong hoạt động kinh tế - xã hội đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chuyển đổi số.

Đề án chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động giám sát, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, đoàn thể và các cấp chính quyền; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân được đưa lên môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Để đạt mục tiêu này, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân về xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới 4.0, trong đó chú trọng xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu, nền tảng số thuộc các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả thiết bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

Bên cạnh đó đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng để người dân tiếp cận môi trường số, tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.

Đồng thời, phát triển doanh nghiệp số theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp truyền thống sang ứng dụng số để cải tiến mô hình quản trị kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm giảm chi phí, thời gian, nâng giá trị sản phẩm, tạo sản phẩm mới… Từ đó, thúc đẩy doanh nghiệp cung cấp nội dung số cùng phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cà Mau: Hướng tới chính quyền số tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702869 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702869 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10