Các công ty Trung Quốc “chi bạo” cho Euro 2020

NGUYỄN CHUẨN 28/06/2021 04:17

Theo dõi giải bóng đá Euro 2020 năm nay, người ta nhận thấy có một sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh với thế giới.

Năm 2016, công ty thiết bị gia dụng Hisense đã trở thành nhà tài trợ đầu tiên của Trung Quốc cho giải vô địch bóng đá châu Âu UEFA. Những thành công trong việc quảng bá doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài đã kéo theo các doanh nghiệp khác của Trung Quốc cũng tham gia cuộc chơi tài trợ cho Euro 2020, ít nhất có ba doanh nghiệp Trung Quốc khác đã ký kết hợp tác cho Euro năm nay.

công ty thiết bị gia dụng Hisense của Trung Quốc đi đầu trong việc tài trợ các giải thể thao lớn.

công ty thiết bị gia dụng Hisense của Trung Quốc đi đầu trong việc tài trợ các giải thể thao lớn.

Rõ ràng người ta đang nhìn thấy sự vươn lên mạnh mẽ của các công ty Trung Quốc trong việc xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh với thế giới. Có vẻ như, các công ty này đang sẵn sàng trả tiền, thậm chí rất nhiều tiền để tiếp cận thị trường nước ngoài, đồng thời xây dựng uy tín toàn cầu đối với người mua sắm tại quê nhà.

Pierre Justo, giám đốc điều hành mảng quốc tế, truyền thông và thể thao tại công ty tư vấn Kantar cho biết: “Các thương hiệu Trung Quốc không chỉ sử dụng bóng đá để tiếp thị tại địa phương, bán sản phẩm của họ cho người tiêu dùng Trung Quốc, mà còn mở ra các thị trường mới, đặc biệt là ở châu Âu”.

Đặc biệt gần đây, chính phủ Trung Quốc cũng luôn khuyến khích các công ty trong nước “bơi” ra nước ngoài, và ngày càng nhiều doanh nghiệp nước này đang tìm mọi cách để quảng bá thương hiệu cũng như tranh thủ tiếp thị với toàn thế giới. Hầu hết trong số họ đã hái quả ngọt.

Đơn cử như trường hợp của Hisense chẳng hạn, công ty có trụ sở tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Trong một báo cáo, Hisense cho biết đến năm 2025, họ đặt mục tiêu thị trường nước ngoài tạo ra một nửa tổng doanh thu, trị giá khoảng 23,5 tỷ USD, gần gấp ba lần con số 7,93 tỷ USD mà họ đã kiếm được ở nước ngoài trong năm ngoái.

Nhà sản xuất tivi và thiết bị gia dụng này cũng tuyên bố rằng trong năm tháng đầu năm, doanh số bán hàng tại châu Âu của họ đã tăng hơn gấp đôi so với một năm trước, nhờ nhu cầu về tủ lạnh ở Pháp tăng vọt.

Hisense bắt đầu thâm nhập vào châu Âu hơn 10 năm trước và hiện tại đã có hơn 8.000 nhân viên tại châu lục này, với các văn phòng tại Đức, Tây Ban Nha và 20 quốc gia khác. Công ty cũng đã là nhà tài trợ cho FIFA World Cup 2018 và đã ký hợp đồng cho năm 2022.

Trong khi đó, một nhà tài trợ khác của Trung Quốc, công ty điện thoại thông minh Vivo, cho biết họ đã chính thức thâm nhập sáu quốc gia châu Âu và tuyên bố có hơn 400 triệu người dùng tại hơn 50 quốc gia.

Cùng với đó là Alipay của Alibaba và TikTok của ByteDance cũng nằm trong số các nhà tài trợ chính của Euro 2020. Alipay là một trong hai nhà khai thác thanh toán di động lớn ở Trung Quốc, đã cố gắng mở rộng ra toàn cầu bằng cách làm việc với các thương gia nước ngoài và khách du lịch Trung Quốc. 

Alipay cũng là một nhà tài trợ chính thức của Euro năm nay.

Alipay cũng là một nhà tài trợ chính thức của Euro năm nay.

Vào năm 2018, Alipay đã đồng ý với quan hệ đối tác kéo dài 8 năm bao gồm Euro 2020 và Euro 2024. Thỏa thuận trị giá 200 triệu euro (238,5 triệu USD), theo nguồn tin được Financial Times trích dẫn. Đối với Euro 2020, thỏa thuận của Alipay bao gồm việc hiển thị các phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của các công ty con.

Có thể nói, theo danh sách đầy đủ các nhà tài trợ cho Euro 2020 được liệt kê trên trang web của UEFA cho thấy, trong số các nhà tài trợ chính bao gồm cả Coca-cola và Heniken, người ta thấy ít nhất có đến 4 thương hiệu Trung Quốc có tên dọc theo chu vi sân vận động trong các trận bóng vào tháng 6 và tháng 7 năm nay.

Trái ngược với sự xuất hiện mạnh mẽ của các thương hiệu Trung Quốc, người ta thấy “sự mất hút” bóng dáng của các công ty nổi tiếng từ lâu, gắn liền với truyền thống tài trợ lớn cho các giải thể thao lớn toàn cầu trong nhiều năm qua như là Sony, Toyota, Canon… của Nhật Bản, hay Shell, BP, Nestle, Vodafone, Siemens của châu Âu.

Đây có thể coi là một sự xuống dốc thảm hại của các thương hiệu truyền thống, bởi theo một một báo cáo của UEFA do Associated Press thống kê, ít nhất đã có khoảng 2 tỷ người theo dõi các chương trình truyền hình trực tiếp tại giải vô địch gần đây vào năm 2016 và đây được coi là một cơ hội quảng bá hình ảnh thương hiệu một cách cực kỳ hiệu quả cho các công ty toàn cầu.

Tuy nhiên, trái ngược với không khí sôi động của các doanh nghiệp Trung Quốc bên lề của sự kiện thể thao lớn nhất thế giới năm nay, sự quan tâm của người hâm mộ thể thao nước này lại không có nhiều dấu ấn.

Sự tương phản giữa mối quan tâm toàn cầu đối với bóng đá so với Trung Quốc thể hiện rõ ràng trên TikTok. Tài khoản trên TikTok chính thức của Euro 2020 có đến 2,5 triệu người theo dõi, so với chỉ 291.000 người theo dõi trên Douyin - phiên bản tiếng Trung của TikTok.

Có một sự thật là, trong vòng hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng đầu tư mạnh mẽ trong việc xây dựng một đội bóng của mình bằng cách trả rất nhiều tiền cho các cầu thủ và huấn luyện viên nước ngoài, nhưng cho đến nay, bóng đá nước này vẫn chưa cho thấy một sự tiến bộ rõ rệt, thậm chí còn thụt lùi so với chính họ.

Có thể bạn quan tâm

  • DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Leflair đổi chủ - liệu có thành công

    DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Leflair đổi chủ - liệu có thành công

    15:30, 27/06/2021

  • Sàn thương mại điện tử vào cuộc

    Sàn thương mại điện tử vào cuộc "đua" làm ví

    04:08, 27/06/2021

  • Toshiba “rối như canh hẹ”!

    Toshiba “rối như canh hẹ”!

    05:19, 26/06/2021

  • Roku - Món hời hay món hụt của Netflix?

    Roku - Món hời hay món hụt của Netflix?

    05:08, 26/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các công ty Trung Quốc “chi bạo” cho Euro 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO