Roku - Món hời hay món hụt của Netflix?

Diendandoanhnghiep.vn Vì không mặn mà với ý tưởng của Roku, Netflix đã cho “ra ở riêng”, chỉ nắm giữ 15% cổ phần. Giờ số cổ phần đó trị giá 7 tỷ USD, tăng gấp 10 lần.

Năm 2008, Anthony Wood chỉ là một nhân viên kỹ thuật ở Netflix. Một ngày, anh gặp Reed Hastings - CEO của Netflix và tìm cách thuyết phục ông triển khai làm một hộp phát video trực tuyến (streaming). Chỉ cần cắm hộp này cắm vào TV là xem được các bộ phim streaming của Netflix.

Năm đó, Netflix chưa phải là một ông lớn và vẫn đang mải miết đi thuyết phục người tiêu dùng đang ký sử dụng (lúc đó) khá mới mẻ của mình.

Thế là ý tưởng hộp streaming này được “ra riêng”, mang tên Roku. Chưa đầy một năm sau, Roku trở thành một công ty độc lập, mà ở đó Netflix nắm giữ gần 15% cổ phần.

Theo CNBC, giờ đây công ty Roku chuyên về các thiết bị phát trực tuyến và là đối tác của các hãng TV thông minh hiện phục vụ hơn 50 triệu người Mỹ.

Roku đã có chỗ đứng riêng của mình. Và vì không phải là ‘con’ của một hãng streaming Netflix, nên hộp Roku thoải mái bắt tay với nhiều dịch vụ phim trực tuyến khác nhau như Netflix, Amazon, Disney+, Apple, … Đối với những kênh giải trí này, Roku đóng vai trò như một đối tác thứ 3 trung lập.

Cái đáng nói ở đây là mảng kinh doanh chính của Roku không nằm ở phần cứng, mà là sử dụng vị trí đặc quyền của mình để kiếm tiền từ việc đăng ký kênh và quảng cáo. Vào năm 2002, các “dịch vụ nền tảng” này tạo ra doanh thu 1,3 tỷ USD so với chỉ 510 triệu USD của mảng phần cứng.

Ở chặng đường tiếp theo, có vẻ như Roku đang học tập Netflix để kiếm tiền từ những nội dung mà mình tạo ra. Chúng ta đều biết Netflix nổi lên nhờ các bộ phim được sáng tạo từ hãng như House of Cards vào năm 2013, và Roku với Roku Channel vừa mới ra mắt cũng đang nhắm đến một hướng đi tương tự, khi hãng vừa mua lại thư viện nội dung của hãng phim “sớm nở tối tàn” mới phá sản đình đám Quibi.

Nhưng cái làm nên điều đặc biệt, là Roku sẽ không dùng nội dung để đối đầu với Netflix hay các nền tảng tương tự khác. Đây chỉ là đòn bẩy để họ tiếp tục kiếm tiền từ việc bán quảng cáo - do đó họ không quá quan tâm đến chất lượng của các video. Để so sánh thì Roku chỉ chi 1 tỷ USD cho việc sản xuất nội dung, trong khi Netflix đã chi tới 17 tỷ USD.

Dù cho động lực của họ có là gì thì tin tức này cũng đã đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Cổ phiếu của họ đã tăng gần 5 lần từ đại dịch, đưa công ty đạt định mức trên 50 tỷ USD. Và điều đó có nghĩa là gì? Những cổ phần mà Netflix nắm giữ từ năm 2009 giờ đã tăng vọt từ 7,7 triệu USD lên 7 tỷ USD! Không biết Roku là món hời hay món hụt của Netflix nữa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Roku - Món hời hay món hụt của Netflix? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714170773 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714170773 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10