Việc Bloomberg tuyên bố Trung Quốc đã cài cắm số lượng lớn chip gián điệp vào bo mạch các thiết bị của nhiều công ty Mỹ đã khiến những doanh nghiệp này bị chao đảo.
Sự việc trở nên hết sức nghiêm trọng khi rất nhiều trong số những con chip này được sử dụng trong các cơ quan chính phủ Mỹ, phần còn lại được phân tán đến người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Trước sự việc này, Apple và Amazon bị ảnh hưởng nặng nề, quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Vụ tấn công có tổ chức với hậu quả nghiêm trọng toàn cầu
Đầu mối của vụ tấn công này đến từ thương vụ Amazon mua lại dự án khởi nghiệp Elemental năm 2015. Amazon phát hiện trên bo mạch của Elemental có 1 vi mạch rất nhỏ không rõ chức năng. Họ đã báo cáo với chính phủ Mỹ cũng như CIA để điều tra.
Có thể bạn quan tâm
13:59, 05/10/2018
11:01, 01/10/2018
04:26, 01/10/2018
04:30, 01/10/2018
16:27, 24/09/2018
13:00, 22/09/2018
04:30, 22/09/2018
11:01, 20/09/2018
11:01, 19/09/2018
Sau 3 năm nghiên cứu, các nhà điều tra xác định được rằng các con chip này có chức năng tạo ra một "cửa hậu" (back door), giúp kẻ tấn công thâm nhập vào bất kỳ hệ thống nào có sử dụng con chip. Những bo mạch chủ có chứa con chip này đến từ Supermicro - công ty cung ứng bo mạch chủ cho máy chủ lớn nhất thế giới.
Phát hiện này hiện tạo ra 1 mối lo ngại rất lớn, khi những bo mạch này nếu không bị phát hiện rất có thể đã được Amazon dùng cho các trung tâm dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, hoạt động bay không người lái của CIA hay mạng lưới tàu chiến của Hải quân Mỹ. Có thể gây nguy lại lớn cho anh ninh quốc gia Mỹ.
Không những thế, Elemental chỉ là 1 trong 1.105 công ty sử dụng bo mạch của Supermicro. Danh sách khách hàng của họ trải dài từ máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chủ ngân hàng, quỹ phòng hộ, nhà cung cấp điện toán đám mây đến các hệ thống vũ khí.
Trong số này có cả Apple. Apple từng là đối tác quan trong của Supermicro, và từng có kế hoạch đặt 30.000 máy chủ từ Supermicro cho mạng lưới trung tâm dữ liệu toàn cầu, tuy nhiên đã huỷ trong năm 2016.
Vụ tấn công này nhắm vào phần cứng, nếu không được lên kế hoạch bài bản và không có một tổ chức quyền lực đứng sau lưng thì khó có thể thực hiện được.
Tấn công vào phần cứng phức tạp nhưng cũng nguy hiểm hơn tấn công vào phần mềm rất nhiều. Những con chip được cài sẽ rất khó bị phát hiện, khi hoạt động dường như không để lại dấu vết, và khó có thể bị vô hiệu quá trừ khi loại bỏ hoàn toàn phần cứng.
Trung Quốc hiện đang sản xuất 75% điện thoại và 90% máy tính của toàn thế giới. Nếu đây thực sự là 1 cuộc tấn công có tổ chức từ Trung Quốc, hậu quả là không thể đo đếm được, không chỉ cho nước Mỹ mà là toàn cầu.
Khủng hoảng dây chuyền
Ngay sau khi bài báo được đăng trên Bloomberg, hàng loạt cổ phiếu công nghệ của Mỹ chìm trong sắc đỏ. Từ các gã khổng lồ Mỹ như Apple, Amazon... đến các đối tác của họ ở châu Á như LG Display của Hàn Quốc, Taiwan Semiconductor của Đài Loan, Murata Manufacturing của Nhật... Tất nhiên có cả Supermicro và hãng máy tính Trung Quốc Lenovo.
Nặng nề nhất là Supermicro khi công ty nhanh chóng mất gần 1 nửa giá trị vốn hoá thị trường của mình (41%), Lenovo mất 20%, Amazon mất 5%. Apple dù đã cắt đứt quan hệ với Supermicro từ năm 2016, nhưng cũng mất đi gần 2% giá trị cổ phiếu. Những nhà cung ứng liên quan đến Apple ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản cũng mất đi từ 3 - 5% giá trị cổ phiếu.
Để bảo vệ uy tín công ty, tất cả những công ty có liên quan đến vụ việc đều lên tiếng phản đối bài báo của Bloomberg. Trên trang của Apple có đăng tải 1 thông báo dài với nội dung nhắm thẳng đến bài báo: Bloomberg Businessweek thông báo không đúng sự thật về việc tìm thấy chip độc trong máy chủ của Apple từ năm 2015. Chúng tôi đã liên tục giải thích điều này cho Bloomberg trong vòng 12 tháng qua, nhưng họ không hề cung cấp bằng chứng nào cho khẳng định của họ.
Để đáp lại, người đại diện của Bloomberg phát biểu rằng: Cuộc nghiên cứu của chúng tôi đã được thực hiện hơn 1 năm nay, với hơn 100 cuộc phỏng vấn. Có 17 nhân chứng, bao gồm những quan chức chính phủ, những nhân sự trong nội bộ các công ty. Họ đã xác nhận cuộc tấn công này. Chúng tôi cũng có những phát biểu chính thức từ 3 công ty, và từ bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Chúng tôi tự tin vào kết luận và những nhân chứng của chúng tôi.
Trong những ngày gần đây, Facebook và Twitter đang phải chịu nhiều cáo buộc về việc khai thác thông tin người dùng, dấy lên những lo ngại về vấn đề bảo mật của các công ty công nghệ Mỹ. Nếu Apple và Amazon không giải quyết được scandal này trong êm xuôi, viễn cảnh khá tồi tệ đang chờ đón các công ty công nghệ Mỹ. Viễn cảnh tồi tệ này hoàn toàn có khả năng lây sang toàn cầu, khi chuỗi giá trị của những công ty này đi qua mọi quốc gia.
Căng thẳng Mỹ - Trung dần tới đỉnh điểm
Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết, mục tiêu của những con chip này không phải là dữ liệu của người dùng, mà là 1 kế hoạch lâu dài, nhằm tiếp cận các bí mật của các công ty và của chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng bảo vệ rằng: Trung Quốc kiên quyết bảo vệ an ninh mạng. Ông yêu cầu các bên dừng đưa ra những lời phỏng đoán không đúng sự thật. Thay vào đó hãy hợp tác thảo luận và giải quyết vấn đề trong hoà bình.
Vụ việc này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc Trung Quốc ăn cắp thông tin và công nghệ của Mỹ vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Vụ bê bối này không khác gì "châm dầu vào lửa". Nếu có bằng chứng cho việc chính phủ Trung Quốc cố ý chỉ đạo việc ăn cắp bí mật của chính phủ Mỹ, căng thẳng giữa 2 nước sẽ còn leo thang hơn nữa.