Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 10): Dệt nhuộm Vinhtech “đón” 200 triệu USD

Nguyễn Việt 30/01/2020 11:00

Dự án Vinhtex do Royal Pagoda Private Limited (Singapore) đầu tư với mục tiêu sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim tại Nghệ An với tổng số vốn 4.649 tỷ đồng (hơn 200 triệu USD).

Thời gian gần đây, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến hàng đầu trên thế giới cho những nhà đầu tư quan tâm đến ngành công nghiệp dệt may, do sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sức hấp dẫn từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết. Hiện, Việt Nam đã xúc tiến 16 FTA song phương, đa phương.

Công ty Royal Pagoda Private Limited của Singapore sẽ đầu tư hơn 200 triệu USD (4.649 tỷ đồng) vào Dự án dệt nhuộm Vinhtech tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An.

Công ty Royal Pagoda Private Limited của Singapore sẽ đầu tư hơn 200 triệu USD (4.649 tỷ đồng) vào Dự án dệt nhuộm Vinhtech tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, trong lần quay trở lại này, các nhà đầu tư ngoại không chỉ thuần túy gia công mà đa dạng hóa từ đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp với việc thâu tóm, mua lại cổ phần của doanh nghiệp dệt may trong nước. Dự báo, các dự án dệt may sẽ tiếp tục dịch chuyển đến Việt Nam trong thời gian tới. Đến nay, phần lớn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ đầu tư vào lĩnh vực sợi, may và phụ liệu.

Có thể bạn quan tâm

  • Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 8): Goertek “rót” 260 triệu USD vào Bắc Ninh

    Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 8): Goertek “rót” 260 triệu USD vào Bắc Ninh

    00:00, 30/01/2020

  • Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 7): Thành phố thông minh và bài toán nền tảng thông minh

    Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 7): Thành phố thông minh và bài toán nền tảng thông minh

    15:22, 29/01/2020

  • Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 6): ACTR và tham vọng sản xuất lốp xe toàn thép

    Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 6): ACTR và tham vọng sản xuất lốp xe toàn thép

    11:00, 28/01/2020

  • Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 5): Wanna Explore Travel và điểm sáng đầu tư từ Ai Cập

    Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 5): Wanna Explore Travel và điểm sáng đầu tư từ Ai Cập

    15:33, 27/01/2020

  • Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 4) LG Display và

    Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 4) LG Display và "sức hút" Hải Phòng

    15:47, 26/01/2020

  • Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 3): Đặt cược với kinh doanh trường đua ngựa 420 triệu USD

    Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 3): Đặt cược với kinh doanh trường đua ngựa 420 triệu USD

    15:35, 25/01/2020

  • Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 2): Techtronic Industries và kỳ vọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao

    Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 2): Techtronic Industries và kỳ vọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao

    15:30, 24/01/2020

  • Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 1)

    Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 1) "Mối duyên" Beer co Limited và Vietnam Beverage

    11:00, 23/01/2020

Tuy nhiên, trước Nghệ An, thông tin từ Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết nhiều địa phương tỏ ra dè dặt với việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm. “Nếu các địa phương không hỗ trợ cấp phép thì việc tạo ra chuỗi cung ứng, đáp ứng quy định xuất xứ để được hưởng lợi từ EVFTA (yêu cầu xuất xứ từ vải), CPTPP (yêu cầu xuất xứ từ sợi) là vấn đề xa vời”, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas bày tỏ.

Các chuyên gia cho rằng, nhiều địa phương buộc phải tính toán và hạn chế các dự án dệt nhuộm bởi nếu nhà đầu tư không thực hiện việc xử lý môi trường như cam kết thì gánh nặng sẽ đổ lên chính quyền sở tại. Nhưng cũng cần xem xét cấp phép cho các dự án đầu tư công nghệ hiện đại xử lý nước thải. Ngoài ra, định hướng quy hoạch các cụm, khu công nghiệp riêng có thể đáp ứng đầy đủ hạ tầng xử lý môi trường và cách xa khu dân cư để thu hút các dự án này.

Sau khi EVFTA được ký kết và CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/1/2019, những lợi ích kỳ vọng với ngành dệt may đã được mổ xẻ, cho thấy một thực tế khá trái ngược bởi sự phát triển không cân đối của ngành sản xuất này. Khâu “thượng nguồn”, tức là các dự án sản xuất ra nguyên liệu từ sợi, vải, phụ liệu như khóa, cúc, chỉ, mex… vẫn rất thiếu vắng. Đây là nguyên nhân khiến mức chi nhập khẩu không ngừng tăng lên khi xuất khẩu tăng cao.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam nhấn mạnh, ngành dệt may xuất khẩu 36 tỷ USD trong năm 2018, nhưng tỷ trọng khối FDI đóng góp tới 65%. “Quy mô ngành lớn là vậy, nhưng dễ bị tổn thương, sản xuất còn bị “thắt cổ chai” bởi phần lớn lượng vải phục vụ làm hàng xuất khẩu và nội địa đều phụ thuộc nhập khẩu, nên giá trị gia tăng không lớn”, ông Tuấn nói.

Những năm qua, nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh và chính sách ưu đãi, Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư ngành công nghiệp dệt may. Nhưng, phần lớn doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam (cả doanh nghiệp trong nước và FDI) chỉ tập trung đầu tư sợi, may, chưa mặn mà với nhuộm, hoàn tất vải.... Do khâu sản xuất vải không phát triển, mà mấu chốt là mảng nhuộm, nên 2/3 lượng sợi sản xuất ra phải xuất khẩu. Để tháo gỡ “nút thắt” này, vẫn phải đầu tư sản xuất vải.

“Nếu không có vải, một loạt FTA thế hệ mới đã ký kết, với điều kiện xuất xứ từ vải trở đi sẽ bị giảm giá trị rất nhiều. Bởi vậy, ngành dệt may cần có chiến lược đầu tư sản xuất vải, muốn thế thì phải có các khu công nghiệp để hút vốn FDI, vốn trong nước vào nhuộm, có nhuộm rồi, thì mới có vải. Chiến lược phát triển ngành dệt may trong thời gian tới chắc chắn phải lấy trọng tâm là sản xuất vải”, ông Tuấn đề nghị.

Yêu cầu xuất xứ “từ sợi trở đi” theo quy định của CPTPP và “từ vải trở đi” theo EVFTA sẽ thúc đẩy ngành dệt may phải chuyển hướng đầu tư sản xuất dệt, sợi và công nghiệp phụ trợ cho ngành, nhưng để triển khai lại vô cùng khó khăn. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã nhấn mạnh nhiều lần tại các hội thảo về cơ hội của dệt may trong các FTA thế hệ mới rằng, khi các nhà đầu tư vừa có ý định làm dệt, nhuộm hoàn tất, các địa phương đã lắc đầu, thì không thể hóa giải được câu chuyện thiếu hụt nguyên phụ liệu. “Đối với doanh nghiệp, nhiệm vụ sống còn là phải tăng giá trị, phải sản xuất để chủ động được vải, chứ không thể mãi dừng lại ở bước gia công”, ông Giang lưu ý.

Theo VITAS, những năm qua, nhiều nhà đầu tư tham gia vào ngành dệt may, nhưng chủ yếu vẫn vào khâu may mặc hoặc kéo sợi, rất ít đầu tư vào khâu dệt vải, nhuộm và hoàn tất vải.  Một số dự án lớn, kỳ vọng khỏa lấp thiếu hụt nguồn cung vải đã bị địa phương từ chối do nhà đầu tư chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về công nghệ, còn một số địa phương lại không đáp ứng đủ nguồn nước cho nhu cầu xử lý hoàn tất vải.

Đầu năm 2019, tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân do tỉnh Nghệ An tổ chức, đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Singapore với khoản đầu tư hơn 200 triệu USD vào VSIP Nghệ An. nĐây là dự án có số vốn lớn nhất thuộc danh mục các dự án dự kiến được trao.

Dự án này do Công ty Royal Pagoda Private Limited của Singapore đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm (Dự án dệt nhuộm Vinhtech) có tổng mức đầu tư lên đến 4.649 tỷ đồng (hơn 200 triệu USD) tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các dự án “khủng” vào Việt Nam năm 2019 (Bài 10): Dệt nhuộm Vinhtech “đón” 200 triệu USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO