Các Hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất chưa điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong năm 2023

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 28/3, tại TP.HCM, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Cuộc họp “Đề xuất phương án lương tối thiểu vùng – Quan điểm của đại diện người sử dụng lao động”.

>>>"Gấp gáp" thời gian điều chỉnh lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần làm gì?

Tham dự và chủ trì cuộc họp có ông Hoàng Quang Phòng – Phó chủ tịch VCCI, Phó chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, cùng đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như: AmCham, KoCham, EuroCham, JCCH, Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam, cùng đại diện các doanh nghiệp TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp tham dự cuộc họp - Ảnh: Đình Đại.

Đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp tham dự cuộc họp - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu tại buổi họp, ông Hoàng Quang Phòng cho biết, hiện nay, tình hình doanh nghiệp đã và đang có chiều hướng phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, để có thể phục hồi được hoàn toàn, xử lý được các chuỗi cung ứng bị đứt gãy do COVID mang lại thì cần phải có thời gian.

Bên cạnh đó, vấn đề về lao động hiện nay cũng đang là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhiều lao động di dời trong dịch COVID-19 đến nay vẫn chưa hoàn toàn trở lại vị trí làm việc. Do đó, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, những biến động của tình hình thế giới, biến động của thị trường thế giới và sức mua toàn cầu giảm sút. Các thị trường có sức mua lớn, có sức chi trả cao cũng không được như kỳ vọng. Mặc dù có những chỉ số xuất nhập khẩu lớn, nhưng đó là chỉ số tổng thể, còn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thâm hụt nhiều lao động như dệt may, da giầy, thủy hải sản, nông nghiệp… vẫn còn những khó khăn nhất định, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm và thị trường.

“Vừa rồi, cơ quan chức năng đã công bố chỉ số giá tiêu dùng tăng trong những tháng đầu năm ở mức trên dưới 4,23%, dẫn đến các chỉ số mặt bằng chung về giá cả cũng đầu tăng, kể cả giá thuê mặt bằng, thuê văn phòng và giá thuê nhà trọ của công nhân…”, Phó chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng cho biết.

ông Hoàng Quang Phòng – Phó chủ tịch VCCI, Phó chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Đình Đại.

Ông Hoàng Quang Phòng – Phó chủ tịch VCCI, Phó chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Đình Đại.

Từ những thực tế nêu trên, Phó chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng đề nghị các đại biểu, doanh nghiệp tham dự cuộc họp hôm nay, tập trung trao đổi những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022 – 2023 và kế hoạch của những năm tiếp theo; Tình hình lao động, cũng như những đánh giá về những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải và các giải pháp mà các doanh nghiệp đang khắc phục, cũng như kiến nghị khắc phục từ các gói chính sách cụ thể đối với lao động, việc làm, thị trường, môi trường kinh doanh, quản lý vĩ mô…

Song song đó, ông cũng đề nghị các doanh nghiệp cho ý kiến về cách triển khai, thực hiện mức lương tối thiểu vùng đã và đang áp dụng đã phù hợp chưa, cần bổ sung, chỉnh sửa như thế nào, tăng, giảm ra sao…đồng thời, đưa ra những phương án cụ thể (nếu có). Bên cạnh đó, là những đề suất của doanh nghiệp về các gói mức lương theo giờ, theo tháng và thời điểm áp dụng.

Ngoài ra, Phó chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng cũng đề nghị doanh nghiệp cho ý kiến về 2 phương án tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Cụ thể: Phương án một:  Giữ nguyên quy định hiện hành, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được xác định bằng mức tiền cụ thể ghi trong Hợp đồng lao động.

Phương án hai: Căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo phương án này, tiền được đóng bao gồm các khoản xác định được trước lẫn biến động trong quá trình làm việc của lao động. Như vậy, nền tiền lương đóng BHXH của người lao động sẽ được nâng lên để hưởng lương hưu cao hơn.

Tiền lương đóng BHXH không bao gồm tiền thưởng, các khoản hỗ trợ và trợ cấp không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng.

“Trên cơ sở thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như những gợi ý từ bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để chúng tôi chắt lọc và tổng hợp lại thành một dữ liệu để trao đổi trong cuộc họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia sắp tới. Đồng thời, khuyến nghị với Chính phủ trong công tác điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng (nếu có) trong thời gian tới cho phù hợp”, Phó chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2023 - Ảnh: Đình Đại.

Đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất không điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong năm 2023 - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp nhất trí cao với việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, các đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp đều có ý kiến cho rằng, không nên điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong năm 2023 và đề suất thời gian điều chỉnh sẽ từ đầu năm 2024.

Bởi theo đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp, trong năm 2023, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ chiến tranh Nga – Ukraina, tình hình lạm phát cũng như khủng hoảng kinh tế thế giới, khiến đơn hàng của các doanh nghiệp bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động. Hơn nữa, vấn đề tiền lương cũng đã được các doanh nghiệp đưa vào kế hoạch của năm 2023. Do đó, nếu tăng giữa chừng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hạch toán tiền lương, tiền công cho người lao động.

Một số hình ảnh tại cuộc họp

Đại diện Văn phòng Giới sử dụng Lao động - VCCI trình bày về cơ sở dữ liệu nhằm đề xuất phương án lương tối thiểu vùng.

Đại diện Văn phòng Giới sử dụng Lao động - VCCI trình bày về cơ sở dữ liệu nhằm đề xuất phương án lương tối thiểu vùng.

Bà Trần Thị Hà Bình - Giám đốc Nhân sự Công ty May mặc Bowker Việt Nam phát biểu ý kiến tại cuộc họp.

Bà Trần Thị Hà Bình - Giám đốc Nhân sự Công ty May mặc Bowker Việt Nam phát biểu ý kiến tại cuộc họp.

Ông Arai Taisuke Trưởng ban Ban Lao động JCCH.

Ông Arai Taisuke Trưởng ban Ban Lao động JCCH.

Đại diện KoCham phát biểu tại cuộc họp,

Đại diện KoCham phát biểu tại cuộc họp,

Bà Đặng Tuyết Vinh - Trưởng phòng Pháp lý EuroCham.

Bà Đặng Tuyết Vinh - Trưởng phòng Pháp lý EuroCham.

Ông Okamura Sosuke, đại diện KI WORKS VIETNAM co.,LTD.

Ông Okamura Sosuke, đại diện KI WORKS VIETNAM co.,LTD.

Bà Phạm Thị Hồng Yến - Đại diện AmCham.

Bà Phạm Thị Hồng Yến - Đại diện AmCham.

Bà Nguyễn Thị Duyên - Giám đốc Hành chính Nhân sự Công ty Thiên Phước.

Bà Nguyễn Thị Duyên - Giám đốc Hành chính Nhân sự Công ty Thiên Phước.

Bà Catherine Chi - Đại diện Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam.

Bà Catherine Chi - Đại diện Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam.

Đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp chụp hình lưu niệm với Phó chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng.

Đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp chụp hình lưu niệm với Phó chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các Hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất chưa điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong năm 2023 tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714049700 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714049700 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10