Các ngành hàng xuất khẩu truyền thống có thể được xanh hóa

LINH NGA 11/02/2022 04:00

Nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thân thiện môi trường tại các thị trường xuất khẩu sẽ là động lực bổ sung, để Việt Nam có thể tận dụng cơ hội cải thiện các tiêu chuẩn môi trường.

>>"Con đường" tăng trưởng xanh

gf

Ngành dệt/may mặc đang hướng tới tiết kiệm năng lượng ở mức đáng kể.

Theo nhóm phân tích của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nên nắm bắt cơ hội liên quan đến các hiệp định thương mại tự do và cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu nhằm đẩy mạnh sản xuất bền vững cho hàng hoạt các sản phẩm xuất khẩu của quốc gia.

Nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thân thiện môi trường tại các thị trường xuất khẩu và cam kết về môi trường - xã hội - quản trị (ESG) của các công ty lớn tại các quốc gia phát triển hơn sẽ là động lực bổ sung để Việt Nam có thể tận dụng cơ hội nhằm tiếp tục cải thiện các tiêu chuẩn môi trường của mình một cách toàn diện. Điều này giúp cho các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia có thế mạnh trên thị trường đồng thời được định vị là sản phẩm thân thiện môi trường tại các thị trường lớn ở các quốc gia phát triển.

WB cũng cho rằng, một số ngành hàng xuất khẩu truyền thống có thể được xanh hóa.

Thứ nhất, ngành dệt/may mặc/giày da. Ngành này có cơ hội sớm cải thiện "dấu chân" các-bon và môi trường. Ví dụ, H&M - một nhà sản xuất hàng may mặc toàn cầu có 31 nhà cung cấp tại Việt Nam đã cam kết phát triển chuỗi cung ứng trung hòa các-bon cho các nhà máy chế tạo và chế biến thuộc sở hữu của họ hoặc qua ký hợp đồng thầu phụ với các nhà cung cấp, và các nhà cung cấp của các nhà cung cấp của họ (ví dụ nhà máy sản xuất vải, chế biến vải, sản xuất sợi, thuộc da) vào năm 2030. Nike cũng công bố các kế hoạch tương tự, có ảnh hưởng đến trên 100 nhà cung cấp của Nike tại Việt Nam. Ngành này đang hướng tới tiết kiệm năng lượng ở mức đáng kể.

Ví dụ, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) có dự án Tư vấn Sản xuất Thông minh với Khí hậu tại Mê-kông để giúp ngành giày da và dệt quản lý năng lượng theo cách tổng hợp. Nghĩa là họ xử lý nhu cầu năng lượng bằng cách cải thiện hiệu suất và cung ứng năng lượng qua sản xuất và phân phối năng lượng tái tạo (tấm pin năng lượng mặt trời lắp mái). Thông qua tư vấn trực tiếp về công nghệ mới và đầu tư, các ngành và các nhà cung cấp có thể tiết kiệm 25% tài nguyên khi tiêu dùng năng lượng và tiết kiệm tài nguyên 48% khi sử dụng nước, đồng thời nâng cao lợi nhuận qua cải thiện về năng suất và chất lượng sản phẩm.

>>Tăng trưởng xanh góp phần phục hồi kinh tế hậu COVID 19

fgd

 Chế biến thủy hải sản là lĩnh vực có thu nhập từ xuất khẩu quan trọng tại Việt Nam. Lĩnh vực này có khả năng tiết kiệm năng lượng từ 30 đến 40% qua sử dụng vật liệu và năng lượng, tái chế và tái sử dụng sản phẩm hoặc chất thải.

Thứ hai, ngành kinh doanh nông nghiệp/chế biến thực phẩm. Theo nhóm phân tích, giá trị sản xuất ngành thực phẩm và đồ uống ước lên đến 33,6 tỷ USD và đóng góp tới 8% GDP bình quân hàng năm của quốc gia. Tuy nhiên, mức độ sử dụng năng lượng trong ngành thực phẩm và đồ uống lên đến 173,59 tấn dầu tương đương mỗi tỷ đô-la Mỹ - là mức cao nhất trong số các quốc gia ASEAN. Năng lượng là yếu tố chi phí quan trọng trong giá thành sản xuất của ngành, chiếm đến 30% tổng giá thành.

Với giá trị xuất khẩu hàng năm đạt 9 tỷ USD (2018), chế biến thủy hải sản là lĩnh vực có thu nhập từ xuất khẩu quan trọng tại Việt Nam. Lĩnh vực này tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí hiệu ứng nhà kính ở mức cao, nhưng lại có khả năng tiết kiệm năng lượng từ 30 đến 40% qua sử dụng vật liệu và năng lượng, tái chế và tái sử dụng sản phẩm hoặc chất thải.

Lĩnh vực chăn nuôi và nuôi lợn cũng có nhiều khả năng có cơ hội giảm thải các-bon bằng cách sản xuất điện hoặc năng lượng tạo nhiệt bằng khí sinh học (biogas).

Thứ ba, ngành xi-măng, vật liệu xây dựng và hóa chất là các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhưng có thể đóng góp tiết kiệm 30% lượng điện lưới được sử dụng. Mục tiêu này có thể đạt được qua áp dụng chuyển đổi nhiên liệu, bao gồm sử dụng chất thải công nghiệp, chất thải độc hại, hoặc cả hai làm nhiên liệu cho các lò nung clanh-ke và tạo nhiệt từ chất thải để sản xuất điện. Nhưng đến nay, mới chỉ có một vài nhà máy xi-măng sử dụng nhiệt từ chất thải cho các hệ thống sản xuất điện, mặc dù đã có quy định về điều này từ năm 2015. 

Có thể bạn quan tâm

  • "Con đường" tăng trưởng xanh

    04:00, 05/02/2022

  • Tăng trưởng xanh góp phần phục hồi kinh tế hậu COVID 19

    Tăng trưởng xanh góp phần phục hồi kinh tế hậu COVID 19

    16:00, 29/10/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

    18:41, 01/10/2021

  • Phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh

    Phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh

    15:04, 19/06/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh

    20:00, 16/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các ngành hàng xuất khẩu truyền thống có thể được xanh hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO