Các nhà sản xuất ứng phó với “mùa đông” thị trường TV

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà sản xuất TV toàn cầu đang phải tìm cách ứng phó với tình trạng “ế ẩm” kỷ lục khi doanh số toàn cầu đạt mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ vào năm 2023.

>>>Màn hình OLED: “Chiến địa mới” của Samsung và LG

Rất lâu rồi, người ta có lẽ đã không cần đến một chiếc máy ảnh, một chiếc máy nghe nhạc, hay một chiếc máy tính và bảng điều khiển trò chơi được thiết kế riêng. Bởi vì ở thời điểm này, chỉ một chiếc điện thoại thông minh là có thể làm được tất cả những nhiệm vụ trên.

Điều tương tự cũng xảy ra với TV. Mọi người đang mua chúng ít hơn trước và ngay cả khi mua, họ cũng muốn một chiếc TV có màn hình lớn hơn và chất lượng siêu cao. Điều này khiến cho doanh số bán TV toàn cầu vào năm 2023 đạt mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Năm 2023, thị trường TV toàn cầu tiếp tục suy giảm.

Năm 2023, thị trường TV toàn cầu tiếp tục suy giảm.

Năm 2023, thị trường TV toàn cầu tiếp tục suy giảm với doanh số bán hàng giảm 1,6% so với năm trước. Đây là số lượng TV bán ra thấp nhất trong 10 năm. Có một vài lý do tại sao điều này xảy ra. Chắc chắn, lý do đầu tiên dẫn đến xu hướng này là mọi người đang ít xem TV hơn. Trong thế giới ngày nay, nhiều cá nhân thích các nền tảng nội dung số có thể truy cập được từ điện thoại, máy tính và máy tính bảng của họ.

TV hiện nay chủ yếu là lựa chọn hàng đầu của người dùng chú trọng màn hình lớn và chất lượng hình ảnh cao. Điều này dẫn đến nhu cầu cao hơn về độ phân giải như 4K và 8K, với kích thước từ 49 inch trở lên. Tuy nhiên, các yếu tố như lạm phát toàn cầu cũng đang làm giảm sự quan tâm đến những mẫu TV đắt tiền này.

Mặc dù có một số khu vực doanh số bán hàng tăng so với cùng kỳ năm trước như ở Bắc Mỹ (7,5%), Mỹ Latinh (2,3%) và Đông Âu (3,4%), trong đó Mỹ đang trải qua sự phục hồi đáng chú ý. Tuy nhiên, các khu vực khác phải đối mặt với mức giảm sâu hàng năm: Châu Á-Thái Bình Dương (-0,2%), Trung Quốc (-8,4%), Tây Âu (-11,5%), Trung Đông và Châu Phi (-3,0%). 

Đáng chú ý, doanh số bán TV mới và TV thay thế vẫn chậm chạp ở tất cả các khu vực. Điều này cho thấy niềm tin chung của người tiêu dùng đối với thị trường TV đang suy yếu, bất chấp sự khác biệt giữa các khu vực.

>>>Cuộc chiến mang tên OLED

>>>“Cuộc chiến” của các nền tảng truyền hình OTT

Tại Việt Nam, TV ở thời điểm hiện tại cũng không còn là thiết bị giải trí độc tôn trong ngôi nhà. Với sự phát triển của internet và các thiết bị thông minh khác như điện thoại, máy tính, máy tính bảng, doanh số bán TV cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

các nhà sản xuất TV cũng đang nỗ lực cải tiến sản phẩm.

Các nhà sản xuất TV buộc phải thay đổi trong một nỗ lực cải tiến sản phẩm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), doanh số bán TV trong năm 2023 giảm 30% so với năm 2019, từ 3,5 triệu chiếc xuống còn 2,5 triệu chiếc. Nguyên nhân chính là dư âm của đại dịch Covid-19 và sự suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Nhiều người đã hạn chế mua sắm và chuyển sang sử dụng các thiết bị thông minh khác để giải trí và làm việc tại nhà.

Trong khi đó, theo một báo cáo nghiên cứu thị trường của Q&Me, 58% người Việt đã xem TV ít hơn trước kia, do sự phát triển của internet và quỹ thời gian của mỗi người. Thời gian xem TV trung bình của người Việt cũng giảm dần theo các năm và thay vào đó họ xem các nội dung được cung cấp qua các dịch vụ phát trực tuyến và video theo yêu cầu bằng các thiết bị khác.

doanh số bán TV trong năm 2023 giảm 30% so với năm 2019.

Thị trường Việt Nam, doanh số bán TV trong năm 2023 giảm 30% so với năm 2019.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất TV đang hy vọng năm 2024 sẽ có sự phục hồi khi sự suy thoái kinh tế về cơ bản đã ổn định và nhu cầu xem các sự kiện thể thao lớn như World Cup, Olympic tăng lên. Theo VEIA, thị trường TV Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 10% trong năm 2024, đạt 2,75 triệu chiếc.

Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất TV cũng đang nỗ lực cải tiến sản phẩm, tăng cường kết nối với các thiết bị thông minh khác, tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn và đa dạng hơn cho người xem.

Thí dụ, để tăng thị phần của mình vào năm 2024, Samsung dự kiến sẽ công bố một loạt các bản nâng cấp phần mềm AI TV. Những cải tiến này, được thực hiện nhờ bộ xử lý NQ8 AI Gen3 mới, sẽ tạo ra chất lượng hình ảnh tốt hơn cho TV 2024 của hãng, cũng như mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa được cải thiện giúp dòng sản phẩm của hãng có lợi thế hơn một chút so với đối thủ.

Trong khi đó, LG Electronics lại có kế hoạch tập trung vào thị trường TV OLED cao cấp. Công ty cho biết họ đã kiểm soát 60% số TV OLED lớn hơn 75 inch trong năm 2023. LG đặc biệt muốn tận dụng nhu cầu ngày càng tăng về TV cao cấp ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Gần đây, họ đã phát hành Signature OLED M, có màn hình 4K 97 inch, 120Hz và nhận tất cả các đường truyền âm thanh và video từ hộp xử lý bên ngoài.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các nhà sản xuất ứng phó với “mùa đông” thị trường TV tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714244127 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714244127 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10