Những nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động PR và tiếp thị trong thời gian khủng hoảng không phải lúc nào cũng tiêu cực.
Sau đây là ví dụ về các thương hiệu tiêu biểu trong việc thúc đẩy thành công những hoạt động này, song một số thương hiệu khác đã không tạo được sức ảnh hưởng như mong đợi.
Khi các thương hiệu đóng vai trò là các nhà quảng bá Dịch vụ Công cộng (PSA)
Khi chính phủ các nước và các tổ chức y tế trên thế giới ra sức tuyên truyền về các quy định phòng chống lây nhiễm vi-rút Corona, các thương hiệu có thể nhân cơ hội này lập lại hoặc khuếch đại thông điệp của họ cho khách hàng.
Một ví dụ điển hình là Nike, doanh nghiệp đã đưa ra một chiến dịch nhằm khuyến khích người tiêu dùng “giải trí trong nhà” khi chính phủ các nước nỗ lực thực thi các biện pháp giữ khoảng cách giao tiếp xã hội. Theo tiêu chuẩn thông thường của Nike, bản sao của Weiden + Kennedy đã thể hiện thông điệp một cách trực diện: “Nếu bạn từng mơ ước được chơi bóng trước hàng triệu khán giả trên khắp thế giới thì thời cơ của bạn đã đến rồi đấy!”
Chiến dịch này cũng được các đại sứ thương hiệu của Nike đăng lại, bao gồm Cristiano Ronaldo, Michael Jordan và LeBron James. Đây được xem là cách tiếp cận đơn giản, hiệu quả và là một phần tài trợ tuyệt vời trị giá 15 triệu USD mà công ty đã quyên góp cho các nỗ lực chống COVID-19.
Quyên góp, quyên góp và quyên góp
Để phát huy tối đa năng lực phòng chống dịch COVID-19, các tập đoàn lớn như Kraft-Heinz, KFC và Bacardi đã quyên góp hàng triệu đô la cho các nỗ lực cứu trợ và nghiên cứu thuốc điều trị.
Thậm chí, các công ty nhỏ hơn cũng cố gắng thể hiện trách nhiệm của mình bằng cách quyên góp hiện vật. Thương hiệu cà phê Kopiko quyên góp đồ uống bao gồm nước đóng chai và cà phê đá để hỗ trợ cho 6 bệnh viện, 1.500 nhân viên y tế và 25.000 chiến sĩ lực lượng quân đội trong tuần đầu tiên cách ly cộng đồng ở Manila.
Công nghệ phát huy tối đa công dụng
Google đã ra mắt một trang web giáo dục để người dùng có thể truy cập nhanh chóng vào mục thông tin tư vấn và cập nhật số liệu trực tuyến (live tallies). Mặc dù có vẻ mang tính thiện chí, trang web này được thiết kế cơ bản và tại thời điểm này lấy nước Mỹ làm trung tâm. Hơn hết, công ty còn quyên góp 25 triệu USD thu được từ quảng cáo cho WHO và các cơ quan chính phủ cũng như hợp tác với chính phủ Singapore để tạo ra một chatbot trực tuyến giúp mọi người giải đáp các câu hỏi phổ biến nhất. Ngoài ra, Google còn cung cấp quyền truy cập miễn phí vào chức năng họp/hội nghị trực tuyến – Hangouts Meet phiên bản nâng cấp cho tất cả các
Facebook Messenger cho biết họ sẽ khởi động một chương trình mới để giúp các tổ chức y tế của chính phủ và các cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc hợp tác với các nhà phát triển sử dụng dịch vụ nhắn tin để chia sẻ thông tin chính xác và giải đáp thắc mắc của mọi người. Các nhà phát triển Facebook cho biết rằng họ sẽ giúp các nhóm này hoàn toàn miễn phí.
Thay đổi tạm thời logo trong ý nghĩa ‘đoàn kết’
Cửa hàng McDonald ở Brazil đã chạy một quảng cáo thể hiện các vòm vàng mang tính biểu tượng đặc trưng của thương hiệu đứng tách biệt nhau ra để biểu thị khoảng cách giao tiếp xã hội. Sau làn sóng phản ứng dữ dội, quảng cáo đã bị gỡ xuống. Coca-Cola đã mua một bảng quảng cáo ở quảng trường Thời Đại thuộc Thành phố New York và mở rộng không gian giữa các chữ cái trong thương hiệu của mình để biểu thị khoảng cách giao tiếp xã hội.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, điều quan trọng nhất là cần phải có là nhận thức, hành động, kinh phí và các nguồn lực. Vì vậy, hãy nghĩ về việc tiết kiệm hàng ngàn USD đã chi cho việc đặt bảng quảng cáo và thử một cái gì đó gần gũi hơn và thiết thực hơn với cộng đồng.