Các tình huống pháp luật: Bảo vệ người lao động là thai sản

TIẾN VIỆT 28/07/2022 03:03

VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

>>Các tình huống pháp luật: Chăm sóc sức khoẻ đối với lao động nữ

VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tình huống 23: NSDLĐ chuyển NLĐ nữ làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn như thế nào để bảo đảm tuân thủ pháp luật?

Tại Khoản 2 Điều 137 BLLĐ 2019 quy định lao động nữ làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc ĐBNNĐHNH hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.Đây là quy định mới bổ sung của BLLĐ 2019.

Hiện đang có nhiều NSDLĐ băn khoăn của NSDLĐ về quy định này:

Thứ nhất, điều kiện để NSDLĐ thực hiện nghĩa vụ phát sinh đối với NLĐ nữ làm nghề nữ làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc ĐBNNĐHNH hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi và chỉ khi NLĐ mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết. Điều này đòi hỏi NSDLĐ phải thiết lập được “hệ thống” theo dõi và hệ thống ấy phải đủ để NLĐ khi mang thai tự thông báo cho NSDLĐ biết.

Thứ hai, phải bảo đảm công việc bố trí mới cho NLĐ là công việc “nhẹ hơn, an toàn hơn” mà không phải là công việc không thuộc nghề công việc NNĐHNH hoặc ĐBNNĐHNH hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.

Thứ ba, hiện đang có giải thích điều kiện “không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi” phải được áp dụng đối với cả trường hợp NSDLĐ chuyển NLĐ sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn.

Thứ tư, cùng với quy định Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút tại Khoản 4 Điều này, thì NSDLĐ sẽ phải bố trí để NLĐ được nghỉ 1 giờ và 60 phút hay chỉ 1 giờ hoặc 60 phút trong trong thời gian làm việc.

Trong điều kiện chưa có các hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này, để không rủi ro về pháp luật NSDLĐ cần thực hiện như sau:

  • Cần quy định quy trình (thời điểm, hình thức, nội dung, trách nhiệm thông báo và tiếp nhận thông báo) của LĐ nữ làm nữ làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc ĐBNNĐHNH hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.
  • Áp dụng hình thức giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong đó, áp dụng hình thức trả lương theo thời gian (giờ) đối với 01 giờ làm việc hằng ngày mà NLĐ được cắt giảm.
  • Thực hiện đồng thời giảm 01 giờ làm việc hằng ngày (theo Khoản 2 Điều 137 ) và mỗi ngày 60 phút (theo Khoản 4 Điều 137) đối với NLĐ nữ làm nghề nữ làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc ĐBNNĐHNH hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuôỉ.
  • Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được NSDLĐ đồng ý để NLĐ làm việc, NSDLĐ thực hiện trả lương theo quy định tại điểm c Khoản Điều 80 NĐ số 145/2020/NĐ-CP của CP chỉ áp dụng đối với 60 phút trong thời gian làm việc theo Khoản 4 Điều 137 BLLĐ.

NSDLĐ cũng lưu ý trong tình huống này cần tuân thủ quy định không được sử dụng NLĐ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp NLĐ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và NLĐ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được NLĐ đồng ý theo quy định tại Khoản 1 Điều 137 BLLĐ 2019.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Các tình huống pháp luật: Chăm sóc sức khoẻ đối với lao động nữ

    Các tình huống pháp luật: Chăm sóc sức khoẻ đối với lao động nữ

    03:00, 21/07/2022

  • Các tình huống pháp luật: Tạm ứng tiền lương

    Các tình huống pháp luật: Tạm ứng tiền lương

    00:02, 14/07/2022

  • Các tình huống pháp luật: Tiền lương ngừng việc do sự cố điện nước?

    Các tình huống pháp luật: Tiền lương ngừng việc do sự cố điện nước?

    03:00, 07/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các tình huống pháp luật: Bảo vệ người lao động là thai sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO