VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.
Tình huống 5: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người đại diện cho một nhóm người lao động (NLĐ) làm công việc mùa vụ thì cần những điều kiện gì? mỗi người có công việc khác nhau, tiền lương khác nhau thì phải làm gì?
Theo Điều 18 BLLĐ 2019 qy định: Thẩm quyền giao kết HĐLĐ
1. NLĐ trực tiếp giao kết HĐLĐ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để giao kết HĐLĐ; trong trường hợp này, HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng NLĐ.
HĐLĐ do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng NLĐ.
…
4.Người giao kết HĐLĐ bên phía NLĐ là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) NLĐ được những NLĐ trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết HĐLĐ.
5. Người được ủy quyền giao kết HĐLĐ không được ủy quyền lại cho người khác giao kết HĐLĐ.
Theo Bộ Luật lao động (BLLĐ) 2019 thì không còn loại HĐLĐ theo mùa vụ. Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 18 có ghi: Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để giao kết HĐLĐ; trong trường hợp này, HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng NLĐ. HĐLĐ do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng NLĐ. Liên quan đến loại HĐLĐ này, tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này còn quy định NLĐ được những NLĐ trong nhóm ủy quyền giao kết HĐLĐ phải là uỷ quyền hợp pháp và người được ủy quyền giao kết HĐLĐ không được ủy quyền lại cho người khác giao kết HĐLĐ.
Căn cứ vào quy định này thì NSDLĐ ký HĐLĐ với người đại diện cho một nhóm NLĐ làm công việc mùa vụ phải đáp ứng các điều kiện sau:
HĐLĐ được ký với người đại diện cho một nhóm NLĐ đương nhiên sẽ phức tạp hơn nhiều so với HĐLĐ ký với từng cá nhân NLĐ. Các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện HĐLĐ có thể đến từ các yếu tố như: Người đại diện ký kết HĐLĐ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định của pháp luật hoặc không có đủ năng lực, hành vi, dân sự hoặc không được ủy quyền hoặc có ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền khi thực hiện ký kết hợp đồng; công việc, điều kiện làm việc của mỗi người trong nhóm có thể khác nhau, trình độ, năng lực thực hiện công việc khác nhau, vì thế tiền lương, BHXH… của họ cũng khác nhau; quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của NSDLĐ, người đại diện ký kết HĐLĐ và từng thành viên trong nhóm khi phát sinh tranh chấp, v.v. Vì vậy, nội dung các điều khoản bắt buộc phải có trong HĐLĐ cũng phức tạp hơn nhiều. Các rủi ro trên còn có thể dẫn đến HĐLĐ bị vô hiệu. Khi đó, mọi quyền lợi và trách nhiệm của chủ thể sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Còn nữa...