Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tạo đột phá trong phát triển du lịch

Thy Hằng 29/08/2018 13:34

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội để Việt Nam tạo đột phá trong phát triển du lịch thông minh, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phát biểu tại Hội thảo “Ứng dụng giải pháp công nghệ số cho du lịch thông minh tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh cho rằng, cần áp dụng các giải pháp giúp doanh nghiệp du lịch Việt ứng dụng nền tảng công nghệ vào phát triển du lịch thông minh hướng tới phát triển một cách bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Điều này là hợp lý khi sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng số đang tác động lớn tới ngành công nghiệp không khói của Việt Nam- ngành du lịch. Số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2017, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua việc tham khảo thông tin điểm đến trên Internet chiếm 71%. Ngoài ra, lượng du khách quốc tế đặt và mua dịch vụ trên mạng cho chuyến đi đến Việt Nam chiếm 64%.

Trong khi đó, hiện nay chỉ có trên 50% số doanh nghiệp lữ hành trong nước áp dụng thành công việc bán hàng, thanh toán online. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 10 sàn giao dịch điện từ về du lịch, chiếm khoảng 20% các sàn giao dịch dịch vụ, còn lại toàn bộ đều là sàn giao dịch điện tử nước ngoài.

Do đó, theo ông Vũ Quốc Trí- đại diện Tổng Cục Du lịch, ngành du lịch cần nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên các chương trình chiến lược phù hợp và trên cơ sở đó ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, tạo môi trường hệ sinh thái du lịch thông minh.

“Bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội để Việt Nam tạo đột phá trong phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”, ông Trí nhấn mạnh.

Phân tích về các nền tảng phát triển du lịch thông minh, ông Trí cho biết Việt Nam hiệnd đã có các nền tảng trong từng lĩnh vực ví dụ về lĩnh vực thông tin đã có trên các nền ứng dụng TripAdvisor, Yelp,... về cơ sở lưu trú như Airbnb, homeAway,...Phương tiện đi lại như Grab, Lyft...điểm ăn uống như EatWith, Feastly...

“Mặc dù đã có nhưng sự chia sẻ thông tin trong các lĩnh vực còn ít và rời rạc, chưa có nhiều doanh nghiệp tận dụng được nền tảng này”, ông Trí nhấn mạnh.

Nguyên nhân được chỉ ra, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về vốn, tài chính, công nghệ, trong khi khâu kết nối với các doanh nghiệp công nghệ và doanh nghiệp du lịch chưa tốt.

Có thể bạn quan tâm

  • “Siết

    “Siết" tàu vi phạm, Quảng Ninh hút khách du lịch

    13:16, 29/08/2018

  • Khu du lịch biển Hải Hòa: 15 năm vẫn đang tìm lối đi

    Khu du lịch biển Hải Hòa: 15 năm vẫn đang tìm lối đi

    02:20, 29/08/2018

  • Các doanh nghiệp du lịch “bén duyên” với sản phẩm OCOP

    Các doanh nghiệp du lịch “bén duyên” với sản phẩm OCOP

    07:43, 25/08/2018

  • Doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh “bắt tay” tiêu thụ sản phẩm OCOP

    Doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh “bắt tay” tiêu thụ sản phẩm OCOP

    07:43, 25/08/2018

  • Hải Phòng tích cực “làm mới” du lịch

    Hải Phòng tích cực “làm mới” du lịch

    06:00, 25/08/2018

 Bởi vậy, ông Trí cho rằng, giải quyết những thách thức này phụ thuộc rất lớn vào cái bắt tay của các doanh nghiệp du lịch và công nghệ. Đặc biệt, ở vai trò cơ quan quản lý, đại diện Tổng cục du lịch cũng chỉ ra một số vấn đề đặt ra với cơ quan quản lý, thứ nhất, trước hết cần nhận thức về du lịch thông minh.

Thứ hai, có chính sách thông tin quảng bá, thứ ba là phát triển hoàn thiện phần mềm ứng dụng.

Thứ tư, xây dưng môi trường kinh doanh bình đẳng. Thứ năm, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới. Thứ sáu, bảo đảm an ninh an toàn cho khách du lịch. Thứ bảy, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CM C4.0

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tạo đột phá trong phát triển du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO