Cách nào để Nghệ An tháo “điểm nghẽn” trong xuất nhập khẩu?

Diendandoanhnghiep.vn Hàm lượng giá trị gia tăng trong tỷ trọng hàng hoá chiếm tỷ lệ còn thấp; Mặt hàng xuất khẩu tuy đa dạng nhưng quy mô còn nhỏ, manh mún, bị động về nguồn cung…

Đây đang là những gam màu ảm đạm trong bức tranh xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn Nghệ An trong thời gian qua do vướng mắc nhiều cơ chế, chính sách chưa thể khơi thông.

Tăng trưởng nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp

Theo thống kê của UBND tỉnh Nghệ An, trong năm 2022, trên địa bàn kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị 2,54 tỷ USD (trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 2,19 tỷ USD), tăng 4,56% so với năm trước.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu giữ đà tăng trưởng khá và có tính truyền thống như: Gỗ dăm tăng 66,1%; Hàng thuỷ sản tăng 21,9%; Linh kiện điện thoại tăng 16,3%; Hàng dệt may 11,5%; Bột đá vôi trắng siêu mịn tăng 12,1%; Đá ốp lát tăng 54,9%... Cá biệt, nhiều loại hàng hoá xuất khẩu trong năm 2022 ở tỉnh Nghệ An có mức tăng đột biến lên tới trên 200% như viên nén gỗ, dây cáp điện, dày dép các loại.

>>Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản "tụt dốc"

Thị trường xuất khẩu của Nghệ An cũng nới rộng ra 133 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thị trường mới như: Cộng hoà congo, Palau, Mỹ, Costa Rica, New Caledonia… Tổng kết hoạt động xuất nhập khẩu, năm 2022, Nghệ An thu nộp ngân sách 1.350 tỷ đồng, tăng 3,8% so với kế hoạch đặt ra.

Ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An cho rằng, dù xuất khẩu của địa phương trong năm 2022 có tăng trưởng nhưng chưa thực sự vững chắc, hiệu quả chưa cao. Hàm lượng Hàm lượng giá trị gia tăng trong tỷ trọng hàng hoá chiếm tỷ lệ còn thấp; Mặt hàng xuất khẩu tuy đa dạng nhưng quy mô còn nhỏ, phụ thuộc vào nguồn hàng ngoại tỉnh và thị trường nước ngoài.

Các mặt hàng như may mặc, dày da...xuất khẩu của Nghệ An có tăng trưởng nhưng chưa thể chiếm lĩnh thị phần lớn ở các nước trên thế giới

Các mặt hàng như may mặc, dày da...xuất khẩu của Nghệ An có tăng trưởng nhưng chưa thể chiếm lĩnh thị phần lớn ở các nước trên thế giới

Mặt khác, thị trường xuất khẩu tuy phong phú, đa dạng nhưng nhưng phần nhiều là các thị trường thấp cấp, chiếm thị phần nhỏ. Hoạt động tổ chức xúc tiến xuất khẩu tại nước ngoài chưa thực hiện được theo yêu cầu đặt ra. Chưa định hướng rõ ràng mặt hàng trọng tâm, thị trường trọng điểm để xúc tiến xuất khẩu…

Đáng quan tâm, qua tìm hiểu, thị trường xuất khẩu mà Nghệ An hướng tới chưa thể cạnh tranh được với các nước khác do nhiều lý do khác nhau trong đó có đội ngũ doanh nghiệp chưa thể đủ mạnh. Hầu hết, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia lĩnh vực hoạt động xuất khẩu nên chưa chủ động được đầu mối thị trường bền vững, còn phu thuộc vào thành phần trung gian.

>>Doanh nghiệp ứng phó sụt giảm đơn hàng xuất khẩu

Chưa kể, lĩnh vực thương mại điện tử thông qua việc tiếp cận các sàn giao dịch xuyên quốc gia như Amazon, Alibaba…còn hạn chế, chưa thể “phủ sóng” một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Ngoài những vấn đề vướng mắc tồn tại nói trên, các gói vay tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nghệ An chưa thể tiếp cận đầy đủ các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Đây cũng là một trong những “điểm nghẽn” mà doanh nghiệp xuất khẩu ở Nghệ An đang gặp phải trong thời gian qua.

Tháo “rào cản” dịch vụ Logistics

Thông tin thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại ngoài nước còn hạn chế; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận mạng lưới phân phối nước ngoài và phát triển thị trường xuất khẩu chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả; Chưa thể áp dụng tốt giải pháp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp chuyển từ xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch sang chính ngạch…

Nhiều vấn đề tồn tại hiện nay đối với lĩnh vực xuất khẩu của Nghệ An cần sớm được tháo gỡ, trong đó có hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy hoạt động động logistics phát triển.

>>Tăng trưởng trước áp lực xuất khẩu giảm: Nội lực của nền kinh tế

Đại diện một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn cho rằng, hiện nay công tác đào tạo tập huấn các quy định, chính sách trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của các đơn vị tại nước ngoài và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu của địa phương hiện còn bị hạn chế nhiều mặt.

“Chưa kể, liên quan đến vấn đề tiếp cận và vay vốn ưu đãi phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu chưa được hiệu quả, thậm chí còn gặp khó khăn, bế tắc. Trong khi đó, với tình hình hình kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó có thể lường trường hết được nên vấn đề nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp là cần thiết.

Ngoài vướng mắc về cơ chế, chính sách, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, logistics ở Nghệ An hiện vẫn còn nhiều điểm nghẽn chưa được tháo gỡ kịp thời

Ngoài vướng mắc về cơ chế, chính sách, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, logistics ở Nghệ An hiện vẫn còn nhiều điểm nghẽn chưa được tháo gỡ kịp thời

Giải pháp này sớm được chỉ đạo thực hiện sẽ giúp cho doanh nghiệp ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng để xuất khẩu” - đại diện một doanh nghiệp ở TP.Vinh, Nghệ An cho biết.

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề xây dựng hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics của Nghệ An hiện nay vẫn triển khai chậm, chưa đồng bộ. Tình trạng này đã trở thành “rào cản” rất lớn đối với những doanh nghiệp “sếu đầu đàn” là những tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước khi muốn vào “lốt ổ” đầu tư vào Nghệ An.

Đơn cử như dự án cho xây mới tuyến đường, cầu nối QL46 đi cảng Cửa Lò chiều dài gần 1km với tổng nguồn vốn dự kiến khoảng 205 tỷ đồng được khởi động từ tháng 8/2021 đến nay vẫn chưa thể khởi công. Trong khi đó, vào ngày 21/8/2021, ông ông Thái Thanh Quý – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An đã ký Quyết định số 36 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đường giao thông từ QL46 đến bến số 5, bến số 6 Cảng Cửa Lò.

Cùng với hệ thống cảng biển Cửa Lò sớm được nâng cấp, mở rộng, nhà đầu tư kỳ vọng, nếu dự án đi vào hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ tạo bước đệm ý nghĩa cho việc tận dụng tiềm năng, vị thế của Nghệ An trong phát triển dịch vụ logistics nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện của những chủ trương, giải pháp nói trên vẫn chưa được triển khai một cách kịp thời, đồng bộ. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ trong hoạt động xuất nhập khẩu của Nghệ An và khó phát triển bền vững trong thời gian tới.

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cách nào để Nghệ An tháo “điểm nghẽn” trong xuất nhập khẩu? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713624662 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713624662 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10