Cách nào giảm tải trường công?

Diendandoanhnghiep.vn Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đã góp ý về những bất cập giữa trường công và trường tư hiện nay.

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh)

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh)

Theo ĐB Minh, Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm đầu tư cho giáo dục (dành 20% ngân sách cho giáo dục), tuy nhiên việc sử dụng 20% ngân sách như thế nào cho phù hợp đang là một bài toán thu hút sự quan tâm của nhiều ĐB Quốc hội.

Bà Minh lấy ví dụ về sự bất cập về sự quá tải chỗ học tại một số trường công, chất lượng giáo dục đang bị đe dọa nghiêm trọng khi nhiều lớp học tại các trường công có số học sinh quá đông 50 - 60 thậm chí 70 học sinh/lớp. Như vậy giáo viên chịu áp lực, học sinh chịu áp lực và rõ ràng chất lượng học sinh chất lượng đào tạo sẽ bị ảnh hưởng.

“Sĩ số học sinh quy định một đằng nhưng thực tế lại một nẻo”. Do đó, theo bà Minh, trong thời gian tới sửa luật giáo dục toàn diện chúng ta sẽ phải tính thật thấu đáo về việc này. “Nếu nói trách nhiệm của nhà nước và cứ chờ nhà nước xây đủ số lượng lớp học để đáp ứng nhu cầu cho người học thì quả thực ngân sách không thể đáp ứng nổi”, bà Minh nói thêm.

Góp ý về giải pháp cho tình trạng quá tải trên, bà Minh cho rằng thay bằng việc xây dựng đủ chỗ học cho người học thì nhà nước nên quy hoạch chuẩn hóa, đồng thời kêu gọi thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư vào xây dựng các trường tư chất lượng cao.

“Chúng ta cũng cần có chính sách bình đẳng giữa giáo viên công lập và ngoài công lập trong vấn đề khen thưởng đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo giữa trường công và trường tư. Chúng ta cần “nới” các quy định để trường tư các trường tư được tự chủ hơn nữa. Khi trường tư được hỗ trợ về địa điểm, tín dụng, có quy hoạch chỉ tiêu tuyển dụng,… thì  giáo viên cũng sẵn sàng tham gia công tác ở những trường tư và người học cũng sẽ sẵn sàng tham gia”,  ĐB đoàn Quảng Ninh nêu quan điểm.

Bà Minh cho rằng, nếu làm được việc đó, trường tư sẽ gánh bớt một phần trách nhiệm tài chính cho nhà nước.  “Đây là một vấn đề không hề nhỏ và có chi phối rất lớn tới việc sử dụng bao nhiêu phần trăm ngân sách nhà nước trong giáo dục hiện nay”.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội có 2.669 trường học, trong đó có 2.181 trường công lập và 488 trường ngoài công lập. Hàng năm, các trường ngoài công lập đã giải quyết một phần gánh nặng cho sự quá tải của hệ thống các trường công lập.

Chỉ tính riêng THPT, năm học 2018-2019, toàn thành phố có gần 105.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9 (tăng 22.000 so với năm ngoái), trong đó, có gần 95.000 em đăng ký dự thi vào lớp 10 của các trường THPT công lập. Tuy nhiên, chỉ tiêu của 112 trường công lập chỉ đáp ứng được chỗ học cho hơn 63.000 học sinh, tức 62% chỉ tiêu. Do vậy, để giải quyết sự căng thẳng về chỗ học, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ngoài công lập, tăng hơn 10.000 so với năm ngoái. Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh của 94 trường ngoài công lập là hơn 21.000.

Trong phiên làm việc buổi sáng ngày 15/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi); nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cách nào giảm tải trường công? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711662714 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711662714 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10