Việc mở rộng tín dụng, đẩy tín dụng vào nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào việc lãi suất phù hợp, mà quan trọng hơn là khả năng tiếp cận tín dụng.
>>>Vướng mắc tín dụng - Hệ lụy nhìn từ dự án xăng dầu
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn có dư địa nới lỏng tài khóa và tiền tệ một cách chọn lọc.
Một số quốc gia châu Á đứng trước nguy cơ sản lượng gạo sụt giảm trước tác động của El Nino, trong khi nhu cầu gạo được dự báo còn tăng nhẹ có thể do các nguồn lương thực khác hạn chế, dẫn đến các lệnh cấm xuất khẩu gạo ở Ấn Độ, UAE…, mở đường cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, hạn mức tín dụng hẹp khiến doanh nghiệp khó linh hoạt thu mua trong chính vụ. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, kiến nghị NHNN xem xét tăng cường nguồn vốn ngắn hạn tại các thời điểm thu hoạch chính vụ; đồng thời hỗ trợ thương nhân tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp.
Đây không chỉ là vấn đề của ngành lúa gạo đang “gặp thời” với giá gạo lên cao nhất 12 năm qua và có doanh nghiệp “vét kho không đủ bán”, mà còn là vấn đề với những đơn vị ở ngành hàng đang bế tắc đầu ra.
Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiin Group, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đang dựa trên sự phân tách theo mức xếp hạng TCTD, theo mức độ khác biệt về chất lượng tín dụng giữa các ngành và giữa các doanh nghiệp trong một ngành cụ thể.
Đây cũng là một trong những cơ sở để NHNN cấp room tín dụng cho từng TCTD không “cào bằng”, bao gồm cả trên cơ sở xếp hạng lẫn nỗ lực hạ lãi suất của ngân hàng.
Về phía TCTD, đây cũng là một trong những lý do khiến trong quý 1 đầu năm, trong khi một số NHTM chững lại tăng trưởng tín dụng, thì một số nhà băng đã sớm cạn room tín dụng và vẫn phải tái cơ cấu nguồn vốn để giải ngân trong hạn mức hẹp và dự kiến sẽ giải ngân nhanh ngay sau đợt được giao room mới vừa qua.
Chủ tịch FiinGroup cũng gợi ý với bất động sản, để tháo gỡ các thách thức về huy động vốn, vấn đề mấu chốt được trao đổi là cần phải xử lý vấn đề về pháp lý dự án trên diện rộng để làm tiền đề cho khả năng huy động vốn của các dự án. Qua đó, tín dụng dần được mở rộng một cách có chọn lọc, trái phiếu dần được khôi phục và làm tiền đề cho M&A/ chuyển giao dự án để dòng tiền mới vào bất động sản. Đây là biện pháp tự tái cơ cấu hữu hiệu nhất.
Có thể bạn quan tâm
Gỡ khó bất động sản: Linh hoạt hóa điều kiện tín dụng
11:05, 05/08/2023
Tiếp tục kiểm soát chặt rủi ro tín dụng bất động sản
14:54, 04/08/2023
2 dự án nhà ở xã hội được cấp tín dụng gói 120.000 tỷ đồng
18:13, 03/08/2023
Vướng mắc tín dụng - Hệ lụy nhìn từ dự án xăng dầu
17:00, 03/08/2023
BVBank ra mắt thẻ tín dụng Ms. dành riêng cho phái đẹp, ưu đãi hoàn tiền tới 10%
15:17, 03/08/2023