Nhiều chuyên gia cho rằng, dù Nga đã và đang tìm cách hóa giải các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, nhưng kinh tế nước này sẽ bị "tổn thương" nặng trong dài hạn.
>>EU giáng thêm đòn trừng phạt mới, kinh tế Nga sẽ "điêu đứng"?
Theo các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Nga đã bắt đầu suy giảm và có khả năng phải đối mặt với một thời gian trì trệ kéo dài do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Kể từ tháng 2, Mỹ, châu Âu và các đồng minh của họ đã tung ra một loạt lệnh cấm chưa từng có đối với hàng nghìn công ty và cá nhân Nga. Một nửa trong số 580 tỷ USD dự trữ tiền tệ của Nga bị đóng băng, và hầu hết các ngân hàng lớn của nước này bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Không chỉ dừng lại ở đó, các nước châu Âu sẽ dừng việc mua dầu vận chuyển trên biển từ Nga từ tháng 11 tới, và các nhà tài phiệt cũng như quan chức Nga phải đối mặt với các lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản.
Điều này đã làm kinh tế Nga rơi tự do trong giai đoạn đầu. Đồng ruble mất một phần tư giá trị so với USD. Thị trường chứng khoán Nga hoảng loạn, buộc cơ quan quản lý phải tạm ngừng giao dịch. Nhiều báo cáo ghi nhận nhiều người đang chuyển tài sản ra khỏi đất nước. Trong quý I, người nước ngoài đã rút đầu tư trực tiếp tại Nga lên đến 15 tỷ USD. Vào tháng 5/2022, lượng kiều hối từ Nga chảy đến Gruzia tính theo USD cao hơn 10 lần so với năm trước.
Tuy nhiên, theo The Economist, nền kinh tế Nga đang hoạt động tốt hơn, trong đó trợ lực chính là doanh số bán năng lượng đã thúc đẩy thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục. Cùng với đó, "chỉ báo hoạt động hiện tại" do Goldman Sachs xây dựng đã ghi nhận kinh tế Nga đã phục hồi sau khi giảm đáng kể trong tháng 3 và tháng 4.
Các thước đo khác cũng cho thấy hiện trạng về một cuộc suy thoái nhưng không lớn. Vào tháng 6, sản lượng công nghiệp của Nga chỉ giảm 1,8% so với cùng kỳ 2021, theo JPMorgan Chase. PMI khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng ít hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đó. Tiêu thụ điện đang tăng trở lại. Sản lượng hàng hóa của đường sắt đang tăng lên. Lạm phát đang hạ nhiệt. Trong 5 tháng đầu năm, giá tiêu dùng tăng khoảng 10%.
>>Kinh tế Nga dần rơi vào “thị trường xám”!
Trong khi đó, với mặt hàng dầu mỏ, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IAEA cho biết doanh thu của Nga từ việc bán dầu và khí đốt cho châu Âu đã tăng gấp đôi từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay, so với mức trung bình của những năm gần đây, mặc dù khối lượng giảm. Sở dĩ như vậy do khả năng của Nga trong việc tìm kiếm thị trường mới ở châu Á.
Theo chuyên gia Houmayoun Falakshali từ công ty tư vấn hàng hóa Kpler, hầu hết xuất khẩu dầu đường biển của Nga đã đến châu Á kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine bắt đầu. Vào tháng 7, châu Á chiếm 56% giá trị xuất khẩu dầu của Nga, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Tuy nhiên, lỗ hổng lớn nhất là các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây đối với Nga không được thực thi bởi hơn 100 quốc gia chiếm 40% GDP thế giới. Điều này đã giúp Nga giảm nhẹ tác động của các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây", ông Houmayoun Falakshali phân tích.
Mặc dù vậy, việc bị loại khỏi hệ thống SWIFT, dòng vốn FDI tháo chạy... sẽ khiến kinh tế Nga ngày càng suy kiệt trong dài hạn nếu Mỹ và phương Tây vẫn duy trì lệnh cấm vận này kéo dài.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Nga dần rơi vào “thị trường xám”!
05:00, 22/08/2022
EU giáng thêm đòn trừng phạt mới, kinh tế Nga sẽ "điêu đứng"?
14:35, 19/07/2022
"Cuộc chiến" kinh tế Nga- phương Tây: Ai sẽ chịu thiệt hại lớn?
14:28, 18/07/2022
Các lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Nga?
04:15, 09/05/2022
Putin đưa kinh tế Nga vào vòng tay Trung Quốc!
05:18, 13/04/2022