Tưởng chừng như nhu cầu của con người là vô hạn, nhưng mới đây các nhà khoa học đã tính toán được rằng cần bao nhiêu tiền để làm một con người hạnh phúc.
Tiền có thể không mua được tình cảm của con người nhưng nó cũng là một trong những phương tiện để giúp chúng ta vươn tới hạnh phúc. Mới đây, các nhà nghiên cứu cũng đã tính toán được ra một vài con số cụ thể để trả lời cho câu hỏi "cần bao nhiêu tiền để làm một con người hạnh phúc?"
"Điều này có thể là khá ngạc nhiên với nhiều người, bởi khi xem trên TV hay các chương trình quảng cáo vẫn luôn chỉ ra rằng không có giới hạn nào trong việc mưu cầu tiền bạc để khiến con người hạnh phúc, nhưng nay chúng tôi đã nghiên cứu ra thì nó cũng có một vài ngưỡng nhất định." Trưởng nhóm nghiên cứu Andrew Jebb, hiện đang nghiên cứu đề án tiến sĩ tại Viện Khoa Học Tâm Lý tại Đại Học Purdue cho biết.
Jebb và các đồng nghiệp của mình đã sử dụng dữ liệu khảo sát của Gallup World Poll, được tổng hợp từ 1,7 triệu người trưởng thành trên 164 quốc gia để lập ra nghiên cứu này. Những người tham gia được yêu cầu trả lời rất nhiều câu hỏi liên quan đến nhu cầu trong cuộc sống, sự sung túc và cả khả năng mua sắm của họ. Chỉ số hạnh phúc được đo đếm dựa theo cảm xúc hạnh phúc, phấn khích, buồn bực, giận dữ hàng ngày, kết hợp với sự thỏa mãn khi đạt được những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống, sự thành công hơn so với người xung quanh...
Và theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì mức thu nhập lý tưởng giúp con người cảm thấy thỏa mãn hoàn toàn trong suốt cuộc đời mình là 95.000 USD. Còn mức thu nhập để con người bắt đầu có suy nghĩ tích cực, cảm thấy vui vẻ sẽ chỉ trong khoảng từ 60.000 đến 75.000 USD.
Mức thu nhập thỏa mãn này sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của người dân tại từng quốc gia, từng khu vực. Cao nhất là tại Australia và New Zealand, nơi mà người ta cần thu nhập tới 125.000 USD để thực sự hạnh phúc. Ngược lại thì một số quốc gia Mỹ Latin thì con số này chỉ khoảng 35.000 USD. Tại Bắc Mỹ thì mức thu nhập để thỏa mãn 1 người sẽ là khoảng 105.000 USD
Có thể bạn quan tâm
10:16, 21/03/2018
17:30, 20/03/2018
09:42, 20/03/2018
15:18, 19/03/2018
"Đây là mức thu nhập tính trên đầu cá nhân và nếu tính theo hộ gia đình thì nó cũng sẽ cao hơn" Jebb cho biết "Và bới những vùng khác nhau trên thế giới cũng sẽ có thêm các biến số ảnh hưởng tới mức độ hạnh phúc của con người nhưng nhìn chung thì ở những quốc gia giàu có, yêu cầu của con người cũng cao hơn. Lý do có thể là bởi con người thường có xu hướng so sánh bản thân với những người xung quanh họ."
Theo nghiên cứu này, một khi các cá nhân này đạt được đến ngưỡng thu nhập thỏa mãn ở trên thì việc tăng thêm thu nhập sẽ lại khiến chỉ số hạnh phúc của họ đi xuống. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng lúc đó, khi đã được thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu cơ bản, việc tăng thêm thu nhập lại khiến khiến con người bị điều khiển bởi vật chất nhiều hơn. Họ sẽ có thiên hướng so sánh với xã hội và từ đó trở nên kém hạnh phúc hơn trước.
"Khi vượt qua ngưỡng thu nhập này, họ thường tự hỏi xem bản thân mình đạt được thu nhập như vậy đã ổn chưa? So với những người khác thì như thế nào?" Jebb cho biết "Sự sụt giảm trong chỉ số hạnh phúc này sẽ kéo họ xuống ngang với những người có thu nhập thấp hơn họ. Đó là cái giá phải trả khi bạn cố gắng để đạt được thu nhập cao nhất có thể."
Lí giải trên cũng được dựa trên kết quả của một nghiên cứu khác cho rằng con người có thu nhập cao hơn sẽ cần phải cống hiến thời gian nhiều hơn cho công việc và từ đó bị căng thẳng hơn trong cuộc sống thường ngày so với những người thu nhập thấp.
Và như vậy thì có thể kết luận rằng, nếu muốn đạt được hạnh phúc thật sự, bạn nên biết thế nào là đủ, kiếm nhiều tiền hơn cũng sẽ mang lại nhiều áp lực khiến cho chỉ số hạnh phúc của bạn bị sụt giảm đáng kể đó.