Cần bổ sung trách nhiệm nhà cung cấp trong giao dịch điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Việc sửa đổi luật để làm thông thoáng thủ tục trong môi trường pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay trên không gian mạng đang có nhiều hiện tượng lợi dụng, lừa đảo trong giao dịch điện tử.

>>Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) góp ý tại phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), ngày 30/5.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước (Kon Tum). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước (Kon Tum). Ảnh: QH

Để giảm thiểu tình trạng nguy hiểm này, bảo đảm quyền lợi của người thực hiện giao dịch cũng như môi trường giao dịch lành mạnh, đại biểu Trần Thị Thu Phước cho rằng dự thảo luật cần bổ sung quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên nền tảng số, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc xác minh, làm rõ, giám sát, xử lý các vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.

“Ngoài ra, dự thảo luật cũng cần có quy định áp dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an làm tiêu chuẩn chung cho giao dịch trên môi trường điện tử, trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến”, đại biểu Trần Thị Thu Phước nói.

Đánh giá cao sự nỗ lực của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra trong việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh) văn bản luật còn có những khái niệm khó hiểu, những thuật ngữ chuyên môn, cần được lý giải cụ thể, chi tiết hơn để đảm bảo tính rõ ràng của văn bản pháp luật.

Về đối tượng điều chỉnh, đại biểu Trần Thị Kim Nhung tán thành việc mở rộng đối tượng điều chỉnh, nhưng với việc tiếp thu sau khi mở rộng nội dung tại Điều 2 đã trùng với nội dung quy định tại khoản 1 Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, đề nghị bỏ quy định này để dành dung lượng quy định chi tiết những vấn đề cần thiết. 

>>Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống COVID-19

>>Ngày 27/5, Quốc hội họp về dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi

đại biểu Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh). Ảnh: QH

Về nguyên tắc chung quy định tại Điều 4, đại biểu Trần Thị Kim Nhung đề nghị giải thích việc gộp nguyên tắc áp dụng luật vào nguyên tắc thực hiện giao dịch điện tử. Đại biểu Trần Thị Kim Nhung nhấn mạnh, đây là sự khác biệt so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 gây trúc trắc, khó hiểu và tối nghĩa.

“Đề nghị bỏ quy định trường hợp luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó”, đại biểu Trần Thị Kim Nhung bày tỏ.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước, đại biểu Trần Thị Kim Nhung cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các bộ có liên quan. Ngoài ra, dự thảo luật cũng giao nhiệm vụ cho một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia nhưng chưa có quy định gì về định dạng, cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động của tổ chức này. Do đó, đại biểu Trần Thị Kim Nhung đề nghị dự thảo luật cần quy định rõ về nội dung này.

Đề cập tới vấn đề chức năng quản lý nhà nước, đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP. HCM) đồng tình giao Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý về giao dịch điện tử.

Tuy nhiên, đối với vấn đề chữ ký điện tử số công vụ, sự tách bạch giữa chữ ký số công vụ phải được mã hóa bởi Ban Cơ yếu của Chính phủ. Do đó, đề nghị Quốc hội xem xét vấn đề này dưới góc độ quốc phòng, an ninh để đảm bảo vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia.

đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức (TP. HCM). Ảnh: QH

Theo đại biểu Nguyễn Minh Đức, Đảng, Nhà nước đã cho phép thành lập một cơ quan riêng biệt thuộc Bộ Quốc phòng cũng như của Bộ Công an để bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, các Chỉ thị, Nghị quyết và các giấy tờ khác không đơn thuần là các văn bản sẽ được ký ban hành trên môi trường điện tử, cho nên phải sử dụng kỹ thuật mật mã của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Đây cũng là cơ quan chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và Chính phủ về quản lý nhà nước cả về kỹ thuật và con người để gắn trách nhiệm. Đồng thời, đơn vị này cũng được sử dụng mật mã cơ yếu để nghiên cứu theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Do đó, đại biểu Nguyễn Minh Đức đề nghị sửa lại khoản 4 Điều 7 dự thảo Luật theo hướng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực cơ yếu chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật về cơ yếu và giao dịch điện tử.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần bổ sung trách nhiệm nhà cung cấp trong giao dịch điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713409708 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713409708 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10