Cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho logistics

Diendandoanhnghiep.vn Là một trong những ngành cần phát triển theo định hướng, tuy nhiên, dịch vụ logistics còn đó không ít tồn tại hạn chế, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển...

>> Sáu xu hướng định hình thị trường logistics năm 2024

Trong những năm qua, ngành logistics trong nước đã đạt được một số kết quả nhất định, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Còn theo đánh giá của Agility, năm 2022, thị trường logistics Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hàng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm, đóng góp của lĩnh vực logistics vào GDP hàng năm ở mức 4-5%.

Tốc độ phát triển hằng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm - Ảnh minh họa

Tốc độ phát triển hằng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm - Ảnh minh họa

Chưa kể, doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng, thống kê cho thấy, đến nay, có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động cung cấp các dịch vụ từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán tại Việt Nam.

Thế nhưng, bên cạnh những kết quả tích cực đã và đang đạt được, ngành logistics Việt Nam vẫn tồn tại không ít hạn chế. Trong đó, bất cập lớn nhất hiện nay là hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics chưa hoàn thiện, khuôn khổ pháp lý đối với ngành này dù được ban hành trong nhiều văn bản, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa các cụ thể các chủ trương đó vẫn chưa được thực hiện hoặc còn chồng chéo.

Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Phạm Hải Sơn Hiếu - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hệ thống pháp luật ở Việt Nam về logistics còn chồng chéo, chưa có tính thống nhất, chưa đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ và phong phú của dịch vụ này. Mặc dù Nghị định số 163/2017/NĐ-CP đã quy định điều kiện buôn bán của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, nhưng trên thực tế, thương nhân còn phải tuân thủ nhiều loại văn bản pháp luật khác.

>> Doanh nghiệp tăng cường liên kết phát triển logistics vùng ĐBSCL

Tuy nhiên, hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngành logistics đươc

Bên cạnh những kết quả tích cực đã và đang đạt được, ngành logistics Việt Nam vẫn tồn tại không ít hạn chế, đặc biệt là hành lang pháp lý - Ảnh minh họa

Đồng quan điểm đã nêu, trước đó Luật sư Trần Quang Khải - Trưởng văn phòng Luật sư Quang cũng cho hay, Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm “dịch vụ logistics”, Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 quy định nhóm một số phân ngành kinh tế thuộc dịch vụ logistics. Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, phân biệt các loại dịch vụ logistics...

“Như vậy, phần lớn các văn bản trên đều phân loại hoạt động logistics theo hướng từng ngành vận tải riêng biệt. Cách phân loại này sẽ làm mất đi bản chất thương mại của hoạt động logistics và dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt động này với hoạt động vận chuyển thông thường”, Luật sư Trần Quang Khải bày tỏ.

Bên cạnh những vấn đề đã nêu, theo các chuyên gia, quy định về chủ thể dịch vụ logistics chưa được quy định rõ ràng. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 234 Luật Thương mại năm 2019, “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”. Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 6 của Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”.

Xoay quanh 3 từ “thương nhân”, “doanh nghiệp”, “thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics” là 3 khái niệm có những bất cập, hạn chế, không bổ sung cho nhau, mà còn thiếu thống nhất, khi thi hành gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân, nhưng thương nhân chưa chắc đã là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này, ví dụ hợp tác xã, hộ kinh doanh, hộ gia đình… trên thực tế, nhiều hộ gia đình, hộ kinh doanh cũng tham gia đảm nhận các công việc của chuỗi cung ứng, như: lưu kho, xuất hóa đơn, gói hàng…, nhưng rất khó khẳng định những người này là chủ thể của dịch vụ logistics.

Trước các vấn đề đã đặt ra, các chuyên gia cho rằng, có thể thấy quy định về chủ thể của logistics nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, nên khi áp dụng gây ra khó khăn, thậm chí là chồng chéo. Ngoài ra, chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics cũng chưa được phân biệt rõ ràng có phải là pháp nhân hay không. Những tồn tại, hạn chế này đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc phát triển ngành logistics Việt Nam trong tương lai.

Do đó, để giải quyết bài toán nêu trên, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics ở Việt Nam cần được sửa đổi và bổ sung để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của ngành.

Cụ thể, theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Phạm Hải Sơn Hiếu - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cần sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2019 các quy định về dịch vụ logistics. Xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động logistics một cách thống nhất, bởi hiện nay, các quy định pháp luật về logistics ở Việt Nam còn rất sơ sài.

Do đó, việc điều chỉnh các hoạt động logistics ở Việt Nam chủ yếu từ các quy định của các ngành liên quan tới lĩnh vực logistics. Ví dụ: Việc vận chuyển hàng hóa đường bộ sẽ do quy định pháp luật của Bộ Giao thông và Vận tải điều chỉnh. Mà dịch vụ logistics là một chuỗi các hoạt động liên quan tới nền kinh tế, liên quan tới rất nhiều ngành khác nhau nên dẫn tới tình trạng các quy định pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam bị chồng chéo, khó hiểu, là một trở ngại đối với các thương nhân kinh doanh dịch vụ này. Có hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng sẽ giúp các doanh nghiệp bớt được các trở ngại với các thủ tục rườm rà, dễ dàng thực thi pháp luật, rút ngắn thời gian hoàn thành dịch vụ.

Đồng thời, cần có quy định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics bắt buộc phải là pháp nhân. Bởi, chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics là pháp nhân sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho logistics tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714347522 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714347522 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10