Cần khảo sát đầy đủ thị trường Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam muốn xuất khẩu chính ngạch nông sản sang thị trường Trung Quốc đòi hỏi chúng ta phải tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

>> Doanh nhân Nguyễn Thị Hạnh Hiếu: Gạo đặc sản khẳng định vị thế!

fds

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng GĐ Công ty CP kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh.

Thực tế cho thấy, Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm của xuất khẩu nông sản Việt Nam, thậm chí có những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao như gạo, cá tra, thanh long, dưa hấu, … Nhưng nếu chúng ta cứ tiếp tục xuất khẩu tiểu ngạch thì luôn luôn gặp phải những “tai ương” lúc mở, lúc đóng.

Để giải quyết triệt để vấn đề này, không có con đường nào khác là giảm nhanh xuất khẩu theo tiểu ngạch chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Thực tế, khi Việt Nam muốn xuất khẩu chính ngạch, có rất nhiều lợi thế cạnh tranh, cả miền Bắc và Miền Nam có thể trồng được nhiều loại gạo giá rẻ để tiếp cận với đường biên của Trung Quốc. Xuất khẩu sang Trung Quốc đòi hỏi chúng ta phải tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch lại vùng trồng trên tổng sản lượng theo các hướng cửa khẩu để tối ưu về logistics và xuất khẩu theo hướng chính ngạch, việc này hoàn toàn làm được vì thực tế đã xuất khẩu trong nhiều năm qua với sản lượng lớn từ miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Điều đáng nói, hiện mức thu nhập trung bình của Trung Quốc đã đi lên mức cao hơn, họ phải bảo vệ người tiêu dùng nước họ. Do đó họ có quyền đòi hỏi kiểm soát về nguồn hàng, số lượng, chất lượng cao hơn. Chúng ta cũng cần cân đối, dịch chuyển sang các thị trường khác và cần cam kết các vùng nguyên liệu từ các nước trong các hiệp định thương mại tự do như CPTPP…Đồng thời, đẩy mạnh khai thác thị trường này cho sản phẩm nông sản của Việt Nam.

Chúng ta cần quy hoạch lại vùng nguyên liệu Bắc, Trung, Nam thiết lập các tiêu chuẩn cho xuất khẩu chính ngạch để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các dòng sản phẩm đa dạng các loại gạo từ trung bình tới cao cấp như là gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt (tiểu thương của Trung Quốc thường xuyên tìm tới các vùng miền đồng bằng sống Hồng và sông Cửu Long để tìm hiểu thực tế và gom đơn hàng do đó nông dân không được hưởng lợi).

Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm của xuất khẩu nông sản Việt Nam, thậm chí có những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao như gạo, cá tra, thanh long, dưa hấu, … Nhưng nếu chúng ta cứ tiếp tục xuất khẩu tiểu ngạch thì luôn luôn gặp phải những “tai ương” lúc mở, lúc đóng.

Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm của xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta cứ tiếp tục xuất khẩu tiểu ngạch thì luôn luôn gặp phải những “tai ương” lúc mở, lúc đóng.

Bên cạnh đó, cần đổi mới ngay từ trong nội bộ quá trình sản xuất nông nghiệp, theo hướng lấy các doanh nghiệp có uy tín, có tiềm lực về kinh tế, kinh nghiệm làm hạt nhân, phân trọng trách cho các doanh nghiệm theo khu vực dựa vào tiềm năng cùng thực hiện mục tiêu chung trên các nền tảng chính sách, xung quanh là các HTX, hộ nông dân. Chúng ta đã làm được điều này như với mặt hàng sữa, từ chỗ không có gì ở thị trường Trung Quốc nhưng với cách làm của Vinamilk, TH True Milk chúng ta đã làm được điều này.

Đặc biệt, người nông dân phải sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có chứng nhận an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu… Điều này chúng ta cũng đã làm được nhưng cần nhân rộng trên toàn quốc. Đơn cử, như với vải thiều Lục Ngạn, từ chỗ vụ nào cũng “giải cứu”, nhưng từ năm ngoái chúng ta đã thay đổi cách làm, vải thiều được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, nên đã được xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính.

Về thị trường, chúng ta cần mở rộng sang các thị trường khác ngoài thị trường Trung Quốc, như các thị trường có FTA với Việt Nam là CPTPP, RCEP, EVFTA… Cùng với đó, sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo các cam kết trong các FTA mà chúng ta đã ký kết. Căn cứ vào những cam kết trong các FTA để điều chỉnh lại sản xuất nông nghiệp. Một khi sản phẩm Việt Nam đủ tiêu chuẩn vào EU, Mỹ thì đương nhiên dễ dàng vào được thị trường Trung Quốc.

Một vấn đề quan trọng nữa là cho đến nay chúng ta chưa có một khảo sát hay nghiên cứu nào về sản phẩm Việt Nam vào Trung Quốc đi những đâu trong thị trường mênh mông của họ. Lâu nay chúng ta chỉ đưa sản phẩm thô lên cửa khẩu rồi chuyển sang phương tiện vận chuyển phía Trung Quốc. Do đó, ngay từ bây giờ, cần tập trung nghiên cứu sản phẩm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Cần biết sản phẩm của chúng ta được tiêu thụ như thế nào, giá cả ra sao, phục vụ đối tượng nào, khối lượng bao nhiêu, người tiêu dùng Trung Quốc có ưa chuộng sản phẩm đó không…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần khảo sát đầy đủ thị trường Trung Quốc tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713549775 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713549775 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10