Cần khung pháp lý cho tài chính xanh

HÀ ANH 13/07/2024 01:00

Để thúc đẩy thị trường tài chính xanh, cần các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, khuyến khích tín dụng xanh, tài chính xanh...

 Cơ cấu tín dụng xanh theo lĩnh vực. Nguồn: NHNN

Cơ cấu tín dụng xanh theo lĩnh vực. Nguồn: NHNN

>> Cần có quy định rõ ràng, chi tiết về hoạt động tín dụng xanh

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, để đạt mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào 2050, Việt Nam cần 368 - 380 tỷ USD (tương đương 6,8% GDP mỗi năm) từ nay đến năm 2040. Tuy nhiên, việc tiếp cận tín dụng xanh không dễ dàng.

Khó tiếp cận vốn xanh

Theo thống kê của NHNN Việt Nam, mặc dù tín dụng xanh tăng trưởng bình quân khoảng 22%/năm từ năm 2017 đến nay. Tuy nhiên tính đến cuối năm 2023, dư nợ tín dụng xanh mới đạt 620.984 tỷ đồng, mới chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, còn cách khá xa mục tiêu 10% vào cuối năm 2025.

Lý giải về việc tín dụng xanh vẫn còn khá khiêm tốn, một lãnh đạo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN cho biết, do hiện vẫn chưa có có sự thống nhất về việc phân loại lĩnh vực xanh của các bộ, ngành khác, nên chưa đảm bảo xác định, thống kê đầy đủ nguồn lực tín dụng xanh của ngành ngân hàng cho nền kinh tế.

Còn theo lãnh đạo các ngân hàng, tín dụng xanh cũng đối mặt với nhiều rủi ro do các dự án xanh thường có thời gian vay dài, quy mô vốn lại lớn. Đơn cử như với các dự án năng lượng tái tạo, phải đầu tư rất nhiều, tính mạo hiểm của dự án cao. Bên cạnh đó, cơ chế để khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng xanh cũng chưa nhiều…

>> Cần chính sách ưu đãi cho các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh

Gỡ khó cách nào?

Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất kìm hãm sự phát triển của thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh là khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, nhất là còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia. Vì vậy, cần có quy định về danh mục phân loại xanh quốc gia phù hợp với phân loại ngành kinh tế và thông lệ quốc tế. Từ đó, các TCTD mới có cơ sở đánh giá cụ thể đối với từng khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý tài trợ cho các dự án thuộc danh mục phân loại xanh.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM kiến nghị cần có cơ chế, chính sách khuyến khích cho lĩnh vực xanh, tín dụng xanh. Theo đó, NHNN có thể cân nhắc nhiều biện pháp khuyến khích về thời hạn, chi phí vốn vay, ưu tiên khi xét room tín dụng…

“Về dài hạn, cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh. Từ đó vừa tránh phụ thuộc, vừa giảm gánh nặng quá lớn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng”, ông Huân nói.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, cần hoàn thiện khung chính sách cho phát triển thị trường tài chính xanh; có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn cho đầu tư xanh; cần hoàn thiện chính sách, đơn giản hóa thủ tục và khuyến khích các tổ chức trong nước tham gia vào quá trình xác nhận, chứng nhận khung dự án xanh, trái phiếu xanh…

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp dệt may mong mỏi gói tín dụng xanh

    Doanh nghiệp dệt may mong mỏi gói tín dụng xanh

    02:30, 14/06/2024

  • Tín dụng xanh: Xu hướng dòng tiền dẫn dắt nền kinh tế

    Tín dụng xanh: Xu hướng dòng tiền dẫn dắt nền kinh tế

    16:05, 29/05/2024

  • 3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

    3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

    05:10, 16/05/2024

  • Sớm ban hành Danh mục phân loại để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh

    Sớm ban hành Danh mục phân loại để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh

    03:00, 04/04/2024

  • Cần hoàn thiện pháp lý cho phát triển tín dụng xanh

    Cần hoàn thiện pháp lý cho phát triển tín dụng xanh

    16:00, 03/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần khung pháp lý cho tài chính xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO