Sôi động cuộc đua vào top 5 thị phần môi giới hàng hóa

Diendandoanhnghiep.vn Theo lãnh đạo MXV, kết quả thị phần môi giới phản ánh sự chuyên nghiệp, bài bản của các thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa thông qua việc đầu tư về nhân sự, công nghệ thông tin.

>> Nhiều biến số tác động đến thị trường dầu thô năm 2023

Trong quý 3/2023, chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng 4%, giá một số loại hàng hóa nguyên liệu tăng gần 40%. Tuy khối lượng giao dịch hàng hóa tại Việt Nam sụt giảm nhẹ so với quý trước, nhưng thị trường vẫn đang phát triển theo đúng lộ trình.

Top 5 thị phần có thành viên mới

Mặc dù giá hàng hóa nguyên liệu có sự biến động mạnh, gây bất ngờ cho giới chuyên gia trong nước và quốc tế, nhưng bảng xếp hạng thị phần môi giới không có nhiều sự thay đổi.

 Top 5 thị phần môi giới hàng hóa quý III/2023

Top 5 thị phần môi giới hàng hóa quý III/2023

Thành viên nắm giữ thị phần môi giới giao dịch hàng hóa lớn nhất tại Việt Nam trong quý III/2023 vẫn là CTCP Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi. Với sự mở rộng không ngừng các văn phòng, chi nhánh khắp cả nước, Gia Cát Lợi đang chiếm 25,3% khối lượng giao dịch toàn thị trường, tăng 2,8% so với quý II. Đây cũng là thành viên có số lượng tài khoản mở mới nhiều nhất trong 3 tháng qua.

Đứng vị trí thứ 2, CTCP Saigon Futures đang chiếm lĩnh 21% thị phần môi giới. Tuy nhiên, khoảng cách với các vị trí đứng sau đang được thu hẹp lại. CTCP Giao dịch Hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh (HCT) và Công ty TNHH Đầu tư quốc tế Hữu Nghị (Finvest) lần lượt xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4 với 16,8% và 16,5% thị phần. 

Đáng chú ý, với sự đầu tư bài bản và đội ngũ môi giới chuyên nghiệp, CTCP Giao dịch Hàng hóa VMEX đã lần đầu tiên góp mặt trong top 5, chiếm 2,45% khối lượng giao dịch tại Việt Nam trong quý III. 

Top 5 đang là cuộc chạy đua rất sôi động giữa các thành viên có thị phần từ 1 – 2%. Trong đó, dù mới là thành viên thị trường của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) kể từ đầu năm 2023, CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất Nhập khẩu Nhật Linh hiện đã chiếm 2% thị phần cả nước.

 Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc MXV cho biết: “Kết quả thị phần môi giới đã phản ánh đúng sự tâm huyết, bài bản và chuyên nghiệp của các thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa. Các thành viên có sự đầu tư về nhân sự, công nghệ thông tin đã gặt hái được những thành tựu đáng ghi nhận”.

Giá dầu tăng hơn 30%, giao dịch dầu thô tăng mạnh

Trong quý III, giá dầu WTI liên thông với Sở NYMEX tăng hơn 30%, đạt 90,8 USD/thùng khi kết phiên giao dịch 29/9. Không có gì bất ngờ khi hai mặt hàng dầu WTI và dầu WTI micro vẫn là những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam.

Các sản phẩm được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong quý III

Các sản phẩm được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong quý III

Cụ thể, dầu WTI chiếm 16,4% và dầu WTI micro chiếm 12,8% tổng khối lượng giao dịch hàng hóa trên cả nước. So với hợp đồng micro, hợp đồng tiêu chuẩn của dầu WTI có mức ký quỹ lớn gấp 10 lần (178 triệu đồng/hợp đồng so với 17,8 triệu đồng/hợp đồng). Vì thế, khối lượng giao dịch hợp đồng tiêu chuẩn nhiều hơn cho thấy dòng tiền đổ vào thị trường hàng hóa đang rất lớn. 

Lần lượt đứng ở các vị trí phía sau là các mặt hàng đậu tương, lúa mì và cà phê Arabica với 8%, 6,7% và 5,9% tổng khối lượng giao dịch. Các mặt hàng hấp dẫn khác trong nhóm kim loại như đồng micro và bạch kim cũng góp mặt trong top 10, lần lượt chiếm 4,4% và 3,9% khối lượng.

“Với mức ký quỹ thấp, phù hợp với nhiều quy mô vốn đầu tư khác nhau, thanh khoản đang tăng dần theo thời gian, các hợp đồng mini và micro sẽ tiếp tục là xu thế của thị trường Việt Nam trong thời gian tới”, ông Quỳnh cho biết thêm.

Đối với hợp đồng quyền chọn (options), dù mới được MXV triển khai giao dịch, nhưng đã có gần 150 hợp đồng được giao dịch thành công trong quý III/2023.  Các sản phẩm quyền chọn đều có thanh khoản cao, được đánh giá phù hợp với các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước.

>> Nâng chất Sở Giao dịch Hàng hoá, hội nhập xu hướng toàn cầu

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm 

Với vai trò tổ chức và vận hành thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, MXV đã liên tục làm việc với các đối tác quốc tế để cập nhật các xu hướng, sản phẩm giao dịch mới nhất trên các Sở Giao dịch thế giới. 

Mới đây, MXV đã chính thức niêm yết giao dịch thêm 3 sản phẩm liên thông với Sở Giao dịch Kim loại London (LME), bao gồm: Thép thanh vằn FOB Thổ Nhĩ Kỳ, Thép phế liệu CFR Thổ Nhĩ Kỳ, Thép cuộn cán nóng FOB Trung Quốc. 

Như vậy, nhóm kim loại đang giao dịch tại MXV hiện bao gồm 15 mặt hàng, đều là những mặt hàng có tính thanh khoản cao, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới.

Bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm giao dịch liên thông, MXV đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành để xây dựng và vận hành các Sàn giao dịch hàng hóa chuyên biệt trong nước.

Vào tháng 8/2023, MXV, Sở Công Thương TP.HCM và Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn TP.HCM đã ký hợp tác xây dựng Sàn giao dịch thịt heo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐTV Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) khẳng định: “Việc xây dựng Sàn giao dịch thịt heo sẽ đặt lợi ích của người dân Thành phố lên trên hết. Các bên tham gia cần nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng đề án để Sàn giao dịch sớm đi vào hoạt động”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sôi động cuộc đua vào top 5 thị phần môi giới hàng hóa tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714597735 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714597735 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10