Cần mở rộng đối tượng được tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng đã quy định các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tuy nhiên nhiều đối tượng lao động thất nghiệp do dịch Covid-19 lại không được nằm trong diện được hỗ trợ.

Theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, trình tự hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 sau: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; Hộ kinh doanh; Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội. Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.

Nhiều đối tượng lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn nhưng không nằm trong danh sách được tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Nhiều đối tượng lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn nhưng không nằm trong danh sách được tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến ngày 30/6/2020; Cư trú hợp pháp tại địa phương; Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, chỉ chừng ấy đối tượng thôi là chưa đủ, bởi lẽ trong xã hội còn rất nhiều các đối tượng lao động không có giao kết HĐLĐ khác cũng bị thất nghiệp do dịch Covid-19 nhưng lại không được đề cập đến trong quyết định mới của Chính phủ.

Như trường hợp của bà Nguyễn Thị Hà (51 tuổi) ở Đà Nẵng đã thất nghiệp gần 3 tháng nay nhưng vẫn không được nộp đơn kiến nghị hỗ trợ thất nghiệp. Bà Hà trước đó làm việc tại một hộ sản xuất thực phẩm khô, không có hợp đồng lao động nên cũng không đóng BHXH. Kể từ khi nghỉ việc theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, bà không còn nguồn thu nhập nào khác nhưng lại không tiếp cận gói hỗ trợ bởi không nằm trong danh sách các đối tượng lao động được trợ cấp.

“Làm việc tại một hộ sản xuất nhỏ nên tôi không được đóng BHXH như quy định, từ khi nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nay những người lao động như chúng tôi không có nguồn thu nhập để trang trải đời sống. Nhưng khi đọc quyết định lại không nằm trong danh sách hỗ trợ khiến tôi khá là ngạc nhiên, vì cá nhân tôi cũng bị mất việc làm do dịch bệnh như những người khác nhưng lại không được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ như những trường hợp khác.” Bà Hà nói.

Tương tự bà Hà, chị Huỳnh Thị Phương Chi (26 tuổi) cho biết chị là nhân viên của một cửa hàng quà lưu niệm tại thành phố Hội An. Kể từ ngày 01/4, sau khi có Quyết định mới, buộc phải tạm hoãn công việc tại cửa hàng đến nay chị Chi cũng là đối tượng thất nghiệp do dịch Covid-19 và trường hợp của chị cũng không nằm trong danh sách được nhận hỗ trợ khiến chị cũng như nhiều người khác hoang mang.

“Người dân chúng tôi thắc mắc là tại sao cùng là các đối tượng thất nghiệp nhưng người được hỗ trợ, còn chúng tôi thì lại không? Trong quy định của Chính phủ cũng có đề cập đến người lao động làm việc tại các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, nhưng những người làm nhân viên bán hàng như chúng tôi lại không có trong danh sách. Thất nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh khiến đời sống càng trở nên khó khăn hơn nhưng chúng tôi lại không được tiếp cận gói hỗ trợ ấy, phải chăng người lao động như chúng tôi đã bị bỏ lại phía sau?” Chị Huỳnh Thị Phương Chi buồn rầu chia sẻ.

Quyết định cũng nêu rõ, căn cứ vào điều kiện và tình hình thực thế, UBND cấp tỉnh quyết định các đối tượng được hỗ trợ khác ngoài các đối tượng được quy định từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Tuy nhiên, theo ông Lê Huy Tứ - Trưởng phòng Lao động – Việc làm (Sở lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Nam) thì vướng mắc lớn nhất trong việc xác định người lao động không giao kết HĐLĐ bị mất việc làm (đối tượng 4) để triển khai chi trả chế độ gặp nhiều khó khăn do chưa xác định được danh mục ngành nghề và chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng.

“Hiện nay tỉnh vẫn đang thực hiện theo Quyết định 15 của Chính phủ, việc mở rộng các đối tượng được tiếp cận gói hỗ trợ vẫn đang là một khó khăn bởi phải dựa vào nguồn ngân sách của địa phương có phù hợp hay không. Hiện tại Sở cũng đang có thông báo đến các địa phương rà soát, lập danh sách đề nghị tỉnh để có phương án xem xét nguồn kinh phí hỗ trợ đến từ đâu rồi mới có thể quyết định rằng nên mở rộng đối tượng được nhận hỗ trợ hay không?” Ông Lê Huy Tứ cho biết.

Không chỉ trường hợp của bà Hà, chị Chi, vẫn còn hàng triệu người lao động thất nghiệp do dịch Covid-19 trước ngày 01/4 như quy định cũng không được đủ điều kiện tiếp cận gói hỗ trợ. Dựa vào tình hình thực tế, nên chăng Chính phủ, các địa phương cần xem xét, mở rộng đối tượng được nhận, tiếp cận gói hỗ trợ, để đời sống của người lao động hồi phục.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần mở rộng đối tượng được tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711688116 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711688116 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10