BẤT ĐỘNG SẢN NAM TRUNG BỘ 2022: Cần một tổ chức chuyên biệt về phát triển nhà ở

Diendandoanhnghiep.vn Để phục hồi và phát triển thị trường, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần một tổ chức chuyên biệt về phát triển nhà ở. Đơn cử như tiết kiệm nhà ở hay là tổ chức phát triển nhà ở như là Singapore.

>> >>> 22/09: Diễn đàn "Bất động sản Nam Trung Bộ: Điểm sáng đầu tư”

TS. Cấn Văn Lực - thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được gỡ vướng, khuyến khích cho vay nhà ở...sẽ là những động lực cho thị trường bất động sản phục hồi trong thời gian tới. Đó là phát biểu của TS. Cấn Văn Lực - thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV tại “Diễn đàn Bất động sản Nam Trung Bộ 2022: Điểm sáng đầu tư” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội Môi giới BĐS Việt Nam tổ chức chiều 22/9.

6 vấn đề tác động lớn đến thị trường

Cụ thể, TS Cấn văn Lực cho biết, có 6 vấn đề tác động lớn đến thị trường bất động sản là kinh tế vĩ mô, pháp lý pháp lý và điều tiết quản lý, quan hệ cung cầu của thị trường và gắn với giá mua bán bất động sản, tài chính bất động sản, quy hoạch và cơ sở hạ tầng, thông tin, dữ liệu và tính minh bạch của thị trường.

Về kinh tế vĩ mô, ông Lực cho biết Việt Nam đang là điểm sáng và ngược lại với thực tế của thị trường, bởi kinh tế tiếp tục phục hồi tốt, lạm phát ở mức độ là ổn. Tháng 10 tới, Chính phủ sẽ phải trình Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho năm tới sẽ thông qua một số chỉ tiêu quan trọng. Tuy nhiên, theo ông Lực, có thể tình hình sẽ khó khăn hơn với Việt Nam, bởi giá cả cao do lạm phát cao.

>>Quy hoạch tạo động lực cho đô thị thông minh, đô thị biển của Khánh Hòa

Một trong những lo ngại mà ông Lực cảnh báo nữa là rủi ro tài chính, bất động sản năm nay đã bắt đầu ngấm đòn. Bởi lãi suất tăng, tỷ giá tăng đương nhiên nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp ta tăng và doanh nghiệp nào quản quản lý tài chính không tốt, thậm chí là còn mất cân đối dòng tiền sẽ mất khả năng thanh toán.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 đầu tư công gấp 1,5 lần so với đầu tư công của nhiệm kỳ trước 2016- 2020 rất lớn nhưng năm nay đầu tư công sẽ phải giải ngân khoảng 600.000 tỷ đồng, một con số rất lớn.

Về thách thức của năm nay và năm tới, còn đến từ việc chương trình phục hồi thực hiện chậm, giải ngân đầu tư công vẫn còn chậm. Doanh nghiệp năm nay khó khăn về dòng vốn, về nhân sự, nhân sự, thị trường chứng khoán và bất động sản điều chỉnh rất mạnh.

Đáng chú ý, thời điểm này, các luật “xương sống” của thị trường bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đang được sửa đổi, nếu thuận lợi thì tháng 10/2023 sẽ được thông qua và và hiệu lực của Luật đất đai sẽ là khoảng giữa năm 2024, cùng với đó là Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Những tín hiệu tích cực

Tin tưởng những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản, ông Lực cho biết trong thời gian tới, một số chính sách tác động đến thị trường bất động sản:

Thứ nhất là về chương trình phục hồi kinh tế.

Toàn cảnh diễn đàn

Thứ hai, Luật Chứng khoán sẽ tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi liên quan đến nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Thứ ba, Thông 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến khích cho vay nhà ở, với các khoản vay chủ yếu dưới 4 tỷ đồng.

Thứ tư, Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế cũng hướng đến sự chặt chẽ hơn.

Song, các quy định không phải quá khó mà chỉ yêu cầu công khai, minh bạch hơn, yêu cầu nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp hơn, yêu cầu là hệ số đòn bẩy không quá cao, yêu cầu là phải có hệ số tín nhiệm, tức là phải xếp hạng tín nhiệm đối với một số doanh nghiệp, một số doanh nghiệp không phải tất cả tài trí và đây là một cái kênh tôi vô cùng quan trọng.

Và quan trọng hơn, Nghị định 65 cho phép phát hành trái phiếu và cho phép đảo nợ, tức là phát hành mới về được phép dùng tiền đó để trả nợ cũ, nhất là đối với các khoản vay trái phiếu, điểm này vô cùng quan trọng.

Thứ năm, việc định giá bất động sản cũng sắp tới cũng phải theo giá thị trường nhiều hơn.

Để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới, TS Cấn Văn Lực cho rằng một tổ chức chuyên biệt về phát triển nhà ở. Đơn cử như tiết kiệm nhà ở hay là tổ chức phát triển nhà ở như là Singapore.

Ông Lực cũng đề xuất cần có lộ trình để đảm bảo công bằng để doanh nghiệp bất động sản tiếp cận nguồn vốn tín dụng, cũng như vốn từ trái phiếu.

Riêng với các doanh nghiệp bất động sản, ông Lực đưa ra lời khuyên cần đa dạng hóa nguồn vốn, quan tâm hơn đến quản lý rủi ro, nhất là rủi ro về lãi suất, về tỷ giá, về tài chính và là tiến tới công khai, minh bạch hơn, thiên trí hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BẤT ĐỘNG SẢN NAM TRUNG BỘ 2022: Cần một tổ chức chuyên biệt về phát triển nhà ở tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714041103 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714041103 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10