Cân nhắc bổ sung hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn lĩnh vực nông nghiệp

ANH KHÔI 10/10/2022 03:30

Góp ý Dự thảo Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, VCCI đề nghị, cân nhắc bổ sung hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn…

>> Cần làm rõ một số quy định tại Dự thảo Thông tư sửa đổi các Thông tư về kiểm dịch

Theo đó, trả lời Công văn số 5689/BNN-PC ngày 30/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, giám định tư pháp liên quan đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức (trong đó có cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh) khi họ là một bên tham gia vào vụ án hình sự, vụ việc dân sự hoặc vụ án hành chính. Giám định tư pháp là một hoạt động quan trọng, trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của doanh nghiệp.

Quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp tại Dự thảo được cho còn chưa phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp tại Dự thảo được cho còn chưa phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Theo VCCI, về quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp, khoản 2 Điều 4 Dự thảo quy định: “Đối với nội dung giám định không có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng các quy định pháp luật về ngành, lĩnh vực của nội dung cần giám định để thực hiện”.

Quy định này có thể sẽ gặp vướng mắc khi thực thi bởi, về khía cạnh pháp lý, quy định này không phù hợp với điểm e, khoản 1 Điều 27 Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp. Nội dung của Điều 27 như sau: “Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành quy chuẩn giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Trường hợp không ban hành quy chuẩn riêng cho hoạt động giám định tư pháp thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình”. Như vậy, nếu nội dung giám định không có trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thì Bộ phải hướng dẫn theo quy chuẩn chuyên môn.

>> Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: VASEP thỉnh nguyện lên Chính phủ

Do đó, VCCI đề nghị, Ban soạn thảo Cân nhắc bổ sung hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn lĩnh vực nông nghiệp - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, VCCI đề nghị, Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, về cả khía cạnh lý luận và thực tiễn, không thể căn cứ vào quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực để giám định. Nội dung giám định là những yếu tố thuộc về kỹ thuật, tính chất lý, hoá liên quan đến đặc tính, tình trạng… của đối tượng giám định (trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là cây trồng, vật nuôi, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…). Trong khi đó, quy định pháp luật là các quy tắc xử sự chung mà phần lớn trong đó là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do đó, quy định như tại Điều 4 Dự thảo là không khả thi.

Ngoài ra, cũng theo VCCI, giả sử các giám định viên vẫn buộc phải và có thể tìm thấy các căn cứ tại quy định pháp luật thì khả năng đưa tới các cách hiểu, áp dụng khác nhau là rất dễ xảy ra, bởi quy định của pháp luật mang tính áp dụng chung, trong khi giám định tư pháp lại cần được cụ thể và rất chi tiết theo từng vụ việc, chủ thể giám định.

Vì các lý do đã nêu, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như hướng dẫn tại Nghị định sửa đổi quy định này theo hướng trong trường hợp nội dung giám định không có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì căn cứ vào thực tiễn của ngành, lĩnh vực đó, có thể giới hạn ở địa điểm và thời gian nhất định (so sánh với sản phẩm, hàng hoá, chất liệu, vật liệu, chẩn đoán…tương tự).

Bên cạnh những nội dung, phân tích đã nêu, góp ý về thời hạn giám định tư pháp, VCCI cũng đề nghị, Ban soạn thảo rà soát và bổ sung các quy định về thời hạn nói trên, bỏ quy định tại khoản 5 Điều 5 Dự thảo hoặc xây dựng nội dung theo hướng làm rõ các trường hợp được kéo dài thời hạn giám định khi có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở xác định việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn là gì, có thể theo hướng chỉ giới hạn ở các trường hợp bất khả kháng và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thông báo tới người có yêu cầu giám định.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Thông tư về phí, lệ phí lĩnh vực giao thông vận tải chưa đảm bảo tính minh bạch

    Dự thảo Thông tư về phí, lệ phí lĩnh vực giao thông vận tải chưa đảm bảo tính minh bạch

    03:00, 21/09/2022

  • Cần làm rõ một số quy định trong Dự thảo Thông tư về hoạt động đại lý đổi tiền

    Cần làm rõ một số quy định trong Dự thảo Thông tư về hoạt động đại lý đổi tiền

    03:00, 30/08/2022

  • Một số quy định trong Dự thảo Thông tư về hoạt động điện lực còn chưa phù hợp

    Một số quy định trong Dự thảo Thông tư về hoạt động điện lực còn chưa phù hợp

    03:30, 21/08/2022

  • Cần làm rõ một số quy định tại Dự thảo Thông tư sửa đổi các Thông tư về kiểm dịch

    Cần làm rõ một số quy định tại Dự thảo Thông tư sửa đổi các Thông tư về kiểm dịch

    03:30, 12/06/2022

  • Một số quy định tại Dự thảo Thông tư về chứng thư số còn thiếu hợp lý

    Một số quy định tại Dự thảo Thông tư về chứng thư số còn thiếu hợp lý

    03:00, 24/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cân nhắc bổ sung hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn lĩnh vực nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO