Cân nhắc các quy định về cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, VCCI đề nghị cân nhắc một số quy định về cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình…

>> Dự thảo Nghị định về chia sẻ thông tin theo cơ chế một cửa quốc gia: Lo ngại việc chồng lấn

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1290/BVHTTDL-GĐ ngày 05/04/2023 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1290/BVHTTDL-GĐ ngày 05/04/2023 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, theo VCCI, Điều 24 – 26 Dự thảo quy định về điều kiện, yêu cầu đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình. Các quy định này cần được xem xét ở các điểm:

Thứ nhất, Điều 24.1 Dự thảo đưa ra điều kiện người đứng đầu cơ sở phải có chứng chỉ bồi dưỡng phổ biến kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình, tuy nhiên, quy định này là không thống nhất với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Bởi, Điều 40.2.a Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chỉ yêu cầu người đứng đầu cơ sở có: năng lực hành vi; trình độ đại học, chuyên ngành liên quan đến dịch vụ cung cấp; chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc vi phạm hành chính về bạo lực gia đình. Khi đó, quy định tại Dự thảo là mở rộng so với quy định tại Luật và không phù hợp với Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Hơn nữa, quy định này cũng không rõ ràng ở điểm không có quy định về điều kiện, thủ tục, cơ quan cấp chứng chỉ này. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này”, VCCI góp ý.

>> Dự thảo Nghị định triển khai Luật Dầu khí: Lo ngại trùng lặp nội dung thủ tục hành chính

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số quy định về cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số quy định về cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình - Ảnh minh họa: ITN

Thứ hai, Điều 24.2 Dự thảo quy định điều kiện với người đứng đầu cơ sở. Tuy nhiên, không rõ như thế nào được coi là có kiến thức, kinh nghiệm phù hợp, chẳng hạn được đào tạo trong lĩnh vực nào? Kinh nghiệm bao nhiêu năm? Hay văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực gì được coi là liên quan đến dịch vụ tham gia cung cấp? Do vậy, để đảm bảo tính minh bạch, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ quy định này.

Thứ ba, Điều 24.3 Dự thảo quy định các yêu cầu với người đứng đầu cơ sở, như tổ chức bảo vệ người bị bạo lực gia đình; báo cho cơ quan công an để hỗ trợ bảo vệ người bị bạo lực hoặc phát hiện người bị bao lực. Các yêu cầu này là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong quá trình hoạt động, không phải là điều kiện để cấp phép.

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh lại cho phù hợp”, VCCI góp ý.

Theo VCCI, góp ý này cũng tương tự với Điều 25.1.b, c, d Dự thảo.

Thứ tư, Điều 25.1.a Dự thảo quy định nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ phải được bồi dưỡng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức. Tuy nhiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Dự thảo dường như chưa có quy định về việc cơ sở nào sẽ được cho phép tổ chức các khoá bồi dưỡng này; điều kiện, trình tự, thủ tục để được cho phép. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định này.

Cùng với các nội dung đã nêu, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét một số bất cập được quy định tại Điều 29, 30 của Dự thảo quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp.

Đồng thời, đề nghị làm rõ một số vấn đề liên quan đến các nội dung về quy định chi tiết cho Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình tại Dự thảo; Mục 4 Dự thảo quy định về cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó quy định về điều kiện, yêu cầu với cơ sở; trình tự, thủ tục đăng ký.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cân nhắc các quy định về cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702734 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702734 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10