Cân nhắc hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, giải pháp trong Dự thảo Nghị quyết 02/NQ-CP

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đánh giá cao những nội dung Dự thảo Nghị quyết số 02/NQ-CP đề cập, tuy nhiên, để hoàn thiện, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc các quy định về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu…

>> Nghị quyết 02/NQ-CP: Cải cách cần sự đồng bộ giữa các bộ ngành

Theo đó, trả lời Công văn số 9196/BKHĐT-QLKTTW ngày 16/12/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023 (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Nghị quyết số 02/NQ-CP có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh thường niên mà Chính phủ đang thực hiện trong mấy năm gần đây. Hàng năm, cộng đồng doanh nghiệp chờ đợi Nghị quyết này để gỡ vướng các chính sách, thúc đẩy các cơ quan quản lý có hành động mạnh mẽ để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc các quy định về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu - Ảnh minh họa: Internet

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc các quy định về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu - Ảnh minh họa: Internet

Về cơ bản, Dự thảo đã nhận diện được tình hình và đặt ra các mục tiêu cụ thể của năm 2023 là phù hợp. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Dự thảo là có trọng tâm và hợp lý, sẽ góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trên phương diện chính sách và vấn đề thực thi.

Tuy nhiên, để hoàn thiện, VCCI đề nghị cân nhắc một số vấn đề liên quan đến các quy định về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu (Mục III Dự thảo).

Cụ thể, về nhiệm vụ và giải pháp “Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh” (Mục III.2), theo VCCI, Mục III.2.a Dự thảo có nêu “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và kiến nghị các phương án liên quan”. Nội dung này là chưa đủ rõ về định hướng rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện: để bãi bỏ, cắt giảm, thu hẹp phạm vi hay là bổ sung các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

“Nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ “kiến nghị các phương án liên quan” của các Bộ sẽ có khả năng là bổ sung thêm thay vì cắt bỏ, đơn giản hóa ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hơn nữa, nội dung này cũng chưa thể hiện được vai trò kiểm soát việc thêm, bớt ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, VCCI góp ý.

Đồng thời đề nghị sửa đổi quy định trên theo hướng: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, rà soát để đưa ra khỏi hoặc thu hẹp phạm vi các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.

>> Nghị quyết 02/2022/CP: "Tăng tốc" cải cách môi trường kinh doanh

VCCI cho rằng, có trọng tâm và hợp lý, sẽ góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp - Ảnh minh họa: Internet

VCCI cho rằng, có trọng tâm và hợp lý, sẽ góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp - Ảnh minh họa: Internet

Cũng theo VCCI, hiện nay, các Bộ, ngành đang xây dựng Phương án cắt giảm đơn giản hóa quy định kinh doanh và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để hiện thực hóa các đề xuất trong các Phương án này. Vì vậy, VCCI đề nghị bổ sung nội dung về việc lồng ghép hoạt động rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh tại Mục III.2.b Dự thảo với hoạt động xây dựng Phương án và các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện các Phương án mà các Bộ đang thực hiện.

Bên cạnh đó, góp ý về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, VCCI cho rằng, nội dung tại Mục III.2.d Dự thảo là hợp lý. Thời gian qua VCCI nhận được kiến nghị của các doanh nghiệp về các bất cập, vướng mắc của quy định liên quan đến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Những điểm vướng này đã gây khó khăn lớn, nhất là gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Vì vậy, việc đề xuất tháo gỡ ngay các bất cập trong quy định về phòng cháy chữa cháy là rất cần thiết. Bên cạnh những nội dung tại Mục III.2.d Dự thảo, VCCI cũng đề nghị rà soát những quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 06/2021/BXD, để đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động của nước ta.

“Bên cạnh nâng cao chất lượng của Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, cần thiết phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan tới cấp phép kinh doanh có điều kiện, trong đó thúc đẩy việc thực hiện thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử”, VCCI góp ý.

Cũng tại văn bản góp ý, về nhiệm vụ và giải pháp “Chú trọng thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa” (Mục III.3), theo VCCI, Dự thảo  đã xác định nhiều nhiệm vụ đối với các Bộ, ngành.

Tuy nhiên, dường như mới dừng lại ở việc đưa ra định hướng thực hiện, ví dụ như: tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành; nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định theo hướng…; nâng cấp, hoàn thiện và triển khai hiệu quả thực chất thủ tục điện tử trên Cổng Thông tin Một cửa quốc gia; đơn giản hóa hồ sơ, quy trình, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành…

“Những định hướng cải cách trên là quan trọng, song cần có mục tiêu mang tính định lượng hơn để các bộ ngành triển khai, cũng như thuận lợi cho việc đánh giá kết quả đạt được sau này”, VCCI góp ý.

Thực tế, theo kết quả khảo sát của VCCI về mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia và các thủ tục quản lý kiểm tra chuyên ngành được công bố vào ngày 03/11/2022, chưa tới 70% doanh nghiệp đánh giá các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành là thuận lợi khi thực hiện.

Do vậy, VCCI đề nghị bổ sung mục tiêu cụ thể đối với các bộ ngành, đó là “Nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đạt từ 70% trở lên”.

Theo VCCI, Việc nêu nội dung này cũng sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện được mục tiêu chung về cải cách thủ tục hành chính đến năm 2025 mà Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 đã nêu, cụ thể: “Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%”.

Cùng với những nội dung đã nêu, góp ý hoàn thiện Dự, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số nội dung liên quan đến: Nhiệm vụ và giải pháp “Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” (Mục III.6); Nhiệm vụ và giải pháp “Thường xuyên tổ chức các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp” (Mục III.8).

Ngoài ra, liên quan đến các quy định về tổ chức thực hiện (Mục IV.4 Dự thảo), để hoàn thiện, củng cố thêm các nội dung đề xuất về nhiệm vụ của VCCI trong Dự thảo, VCCI đề nghị bổ sung nội dung: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành điều tra và công bố các chỉ số về cảm nhận của doanh nghiệp đối với các vấn đề, lĩnh vực môi trường kinh doanh; kết hợp, lồng ghép đánh giá kết quả tác động của Nghị quyết và thực hiện các nhiệm vụ giải pháp được giao tại Nghị quyết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cân nhắc hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, giải pháp trong Dự thảo Nghị quyết 02/NQ-CP tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714066558 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714066558 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10