Cân nhắc lại các quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính ngành ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Thông tư về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng, VCCI cho rằng, quy định tại Dự thảo chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp…

>> Hết thời ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm, bán "bia kèm lạc"?

Trả lời Công văn số 8232/NHNN-TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, về cơ bản, các quy định sửa đổi quy định phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng là hợp lý, phù hợp với các quy định tại Nghị định 43/2019/NĐ-CP và Quyết định 1015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Tuy nhiên, để hoạt động phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp – đối tượng thực hiện thủ tục hành chính, như tinh thần của Quyết định 1015/QĐ-TTg, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề như:

VCCI đề nghị Ban soạn thảo rà soát toàn bộ Dự thảo - Ảnh minh họa: Internet

VCCI đề nghị Ban soạn thảo rà soát toàn bộ Dự thảo - Ảnh minh họa: Internet

Trong một số thủ tục hành chính về thành lập và hoạt động ngân hàng, thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính được phân cấp từ Ngân hàng Nhà nước về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Dự thảo đã điều chỉnh về cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục và giữ nguyên về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính. 

Ví dụ, thủ tục thay đổi tên, Điều 5 Thông tư 25/2017/TT-NHNN quy định: (1) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gửi hồ sơ tại Ngân hàng Nhà nước; (2) Thời gian xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; (3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc xem xét, quyết định sửa chữa, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi tên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; (4) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi tên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Trong khi, Dự thảo sửa đổi theo hướng, bổ sung quy định: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền cho Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi tên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng” và bỏ quy định tại bước (3).

>> Ngân hàng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, không chia cổ tức tiền mặt năm 2022

Theo VCCI, Xét một cách tổng thể, từ góc nhìn của doanh nghiệp, thủ tục sẽ không thuận lợi hơn - Ảnh minh họa: Internet

Theo VCCI, xét một cách tổng thể, từ góc nhìn của doanh nghiệp, thủ tục tại Dự thảo sẽ không thuận lợi hơn - Ảnh minh họa: Internet

Theo VCCI, so với quy định hiện hành, Dự thảo đã bỏ đi một bước Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ là cơ quan tiếp nhận, xem xét và quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép.

Như vậy, quy trình thủ tục hành chính đã bỏ đi một tầng nấc giải quyết, do đó, thời hạn giải quyết cũng phải rút ngắn tương ứng – tức là bỏ thời gian Thống đốc ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ.

VCCI cho rằng, theo quy định tại Thông tư 25/2017/TT-NHNN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có khoảng 06 ngày để xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép. Vì đã bỏ giai đoạn này, nên đề nghị Ban soạn thảo rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính trên từ 20 ngày xuống còn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nếu không rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thì ý nghĩa của việc phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính theo hướng giảm các tầng nấc trong quy trình thủ tục sẽ khó thể hiện một cách đầy đủ. Vì Ngân hàng Nhà nước hay Cơ quan Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng giải quyết thủ tục thì doanh nghiệp cũng phải nộp hồ sơ cùng một địa điểm và mất một thời gian như nhau.

“Xét một cách tổng thể, từ góc nhìn của doanh nghiệp, thủ tục sẽ không thuận lợi hơn”, VCCI đánh giá.

Từ đó, để đảm bảo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, VCCI đề nghị Ban soạn thảo rà soát toàn bộ Dự thảo, rút ngắn thời gian thủ tục hành chính đối với các thủ tục có sự phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, cụ thể ở các quy định: khoản 1, 2 Điều 3; khoản 1, 2 Điều 5 Dự thảo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cân nhắc lại các quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính ngành ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713449492 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713449492 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10