Góp ý Dự thảo Nghị định quy định về thẩm định giá, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số nội dung nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động thẩm định giá.
>> Quy định về điều chỉnh kế hoạch kiểm tra giá, thẩm định giá còn thiếu minh bạch
Theo đó, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 13079/BTC-QLG ngày 28/11/2023 của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định về thẩm định giá (Dự thảo).
Cụ thể, tại văn bản góp ý, VCCI cho biết, Dự thảo quy định rất nhiều thủ tục hành chính. Vì vậy, để đơn giản hoá thủ, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số nội dung như:
Các bản sao tài liệu trong hồ sơ đều phải chứng thực. Theo VCCI, quy định này có thể gây tốn kém chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, bởi kinh nghiệm từ các thủ tục hành chính khác, đều cho phép doanh nghiệp được nộp bản sao có kèm bản chính đối chiếu.
Đồng thời đề nghị bỏ tài liệu “bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” tại Điều 3.1.d Dự thảo do thông tin về người đại diện theo pháp luật có thể tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, về Điều 4 Dự thảo quy định thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá. VCCI đề nghị bổ sung thủ tục xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Bởi bước này được thực hiện ngay khi nhận hồ sơ, có thời hạn từ 1-2 ngày làm việc để xác định sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trước khi xem xét các yếu tố khác. Quy định này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi có thể kịp thời bổ sung các thành phần hồ sơ còn thiếu trước khi xem xét chi tiết nội dung hồ sơ.
>> Luật Giá (sửa đổi): Bịt “kẽ hở” trong thẩm định giá
Cùng với vấn đề đã nêu, về đăng ký hành nghề thẩm định giá, VCCI cũng cho biết, theo Điều 45.3 Luật Giá, thẩm định viên về giá phải đăng ký hành nghề thông qua doanh nghiệp thẩm định giá. Do đã phải thực hiện thông qua doanh nghiệp, các thủ tục hành chính có thể được đơn giản hoá, để tạo điều kiện thuận lợi cho thẩm định viên khi chuyển sang doanh nghiệp khác, từ đó tạo sự linh hoạt cho thị trường.
Cụ thể, theo VCCI, Điều 3 Dự thảo quy định về hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá: Bỏ quy định về Phiếu lý lịch tư pháp. Trong trường hợp có nghi ngờ hoặc lần đầu đăng ký, cơ quan nhà nước có thể tự mình yêu cầu cung cấp các thông tin này theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp.
Bỏ tài liệu “bản sao chứng thực hợp đồng lao động” do việc đăng ký được thực hiện qua chính doanh nghiệp mà người đăng ký hành nghề có hợp đồng lao động.
Phụ lục 1: Các thông tin tại Mục 1.1; Mục 1.3 đã được thể hiện Giấy xác nhận thời gian làm việc thực tế hoặc số bảo hiểm xã hội. Do đó, không cần yêu cầu kê khai lại.
Ngoài ra, Điều 4.2 Dự thảo quy định doanh nghiệp phải xem xét, rà soát hồ sơ bảo đảm người có thẻ thẩm định viên đủ điều kiện đăng ký hành nghề. Theo VCCI, quy định này là không khả thi vì đa phần các tài liệu đều do tổ chức khác cấp, không thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể có đủ thẩm quyền và năng lực để kiểm tra các nội dung này.
“Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này”, VCCI góp ý.
Về cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Điều 6.2 Dự thảo quy định việc cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Để đơn giản hoá thủ tục hành chính, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số nội dung như: Bỏ tài liệu “Bản kê khai lý do bị mất giấy chứng nhận” vì nội dung này đã có trong Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
Sửa đổi quy định về tài liệu “Danh sách thành viên góp vốn, danh sách cổ đông có thẻ thẩm định giá” theo hướng loại trừ các trường hợp cấp lại mà nội dung này không có gì thay đổi, ví dụ do rách, bị mất hoặc doanh nghiệp thay đổi thông tin không liên quan đến phần vốn góp (thay đổi tên, địa chỉ…).
Ngoài ra, góp ý quy định về thông báo đủ điều kiện hoạt động sau khi đình chỉ kinh doanh, theo VCCI, Điều 9.3 Dự thảo quy định sau khi khắc phục điều kiện hoạt động, doanh nghiệp báo cáo và được Bộ Tài chính xem xét có thông báo cho phép tiếp tục hoạt động.
“Đây là một thủ tục hành chính nhưng chưa có các nội dung về biểu mẫu; trình tự, thủ tục. Đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung các nội dung trên tuân thủ theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP”, VCCI góp ý.
Cùng với đó, về trách nhiệm của doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận, Điều 10.4 Dự thảo quy định doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ thẩm định giá.
Theo VCCI, quy định này là không phù hợp vì sau khi rời khỏi thị trường, doanh nghiệp đã chấm dứt tư cách pháp nhân (không còn tồn tại); trong khi thời gian lưu giữ hồ sơ thẩm định giá tối thiểu phải 10 năm, do đó không tồn tại chủ thể có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ này.
Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại quy định này, có thể cân nhắc theo hướng các doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận có trách nhiệm chuyển giao các tài liệu này cho cơ quan nhà nước hoặc bên thứ ba.
Có thể bạn quan tâm
Quy định về điều chỉnh kế hoạch kiểm tra giá, thẩm định giá còn thiếu minh bạch
03:00, 09/03/2024
Hà Nội uỷ quyền thẩm định giá bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội
15:00, 27/02/2024
Luật Giá (sửa đổi): Bịt “kẽ hở” trong thẩm định giá
04:00, 28/06/2023
Nên quy định rõ trách nhiệm đối với tổ thẩm định giá, chuyên gia thẩm định giá
15:22, 05/04/2023
Thẩm định giá tài sản dễ dàng với ứng dụng "check" quy hoạch mới
10:23, 05/12/2022