"Cần phương pháp thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn"

Bài và ảnh: ĐỖ HUYỀN 08/04/2022 10:22

Đây là nhấn mạnh của Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Hoa Cương khi nói về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống có cồn.

>>Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần được cân nhắc kỹ

Hôm nay (8/4), Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu: Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá thời gian qua, chính sách quản lý đối với ngành sản xuất rượu đã có nhiều sửa đổi, chẳng hạn như quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định quảng cáo đồ uống có cồn.

Cụ thể, trong vòng 15 năm qua, tại Việt Nam, ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh đã chịu tác động của 5 lần thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt. Mới đây nhất, thuế suất loại này đã tăng từ 50% (năm 2015) lên 55% (năm 2016) và sau đó lên 65% (năm 2018); đồng thời, giá tính thuế cũng bị thay đổi từ giá nhập khẩu thành giá bán buôn.

Theo ông Cương, ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, những thay đổi này được lý giải nhằm mục đích chính là hạn chế tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu những tác động xã hội tiêu cực khác từ tiêu thụ đồ uống có cồn đến mức nguy hại.

“Tuy nhiên, xung quanh nội dung này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, chẳng hạn: phương thức đánh thuế mà Việt Nam đang tiếp cận, kinh nghiệm của các nước; sự phù hợp của cách tiếp cận này; tác động không cân xứng cho nhóm đối tượng khác nhau không mà tác động của chính sách thuế có thể tạo ra (đặc biệt giữa ngành sản xuất rượu chính thức và thủ công);….”, ông Cương nói.

Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu: Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu: Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo ông Cương hiệu quả của các chính sách quản lý đối với đồ uống có cồn và phương pháp tính thuế đối với mặt hàng này cũng còn nhiều vấn đề đáng chú ý.

>>Không nên cấm rượu bia theo giờ

Theo báo cáo của WHO năm 2018, lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam, trong cả khu vực chính thức lẫn phi chính thức, có tốc độ tăng rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Cụ thể, giai đoạn 2003-2005, lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam chỉ đạt trung bình 3.8 lít/người/năm thì giai đoạn 2008-2010 đã lên tới 6.6 lít/người/năm và giai đoạn 2015-2017 là 8.3 lít/người/năm. Như vậy, trong khoảng 10 năm, lượng tiêu thụ bình quân một người trong năm đã tăng hơn gấp đôi với tốc độ tăng trung bình năm lên tới 8.1%.

“Có ý kiến cho rằng tăng tiêu thụ cồn nguyên chất có nguyên nhân từ việc sử dụng các loại đồ uống có cồn chưa được ghi nhận/ phi chính thức (unrecorded sector) và các sản phẩm buôn lậu, là các sản phẩm được bán và tiêu thụ ngoài các kênh chính thống do nhà nước quản lý và thống kê. Theo thống kê của WHO, trong 8.3 lít cồn nguyên chất/người/năm tiêu thụ giai đoạn 2015-2017, lượng rượu, bia tiêu thụ chính thức là 3.1 lít/người/năm, còn lượng rượu, bia tiêu thụ không chính thức ước tính lên đến 5.2 lít/người/năm, chiếm 63.85% tổng lượng rượu, bia tiêu thụ.

Mặt khác, tỷ lệ người lạm dụng rượu bia cũng tăng cao, tỷ lệ người không sử dụng giảm trong thời gian qua. Rõ ràng, những kết quả đạt được của chính sách quản lý đối với đồ uống có cồn nói chung và chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn nói riêng chưa được như kỳ vọng ban đầu”, ông Cương nói.

Với những lý lẽ trên, ông Cương cho rằng, việc đề xuất áp dụng một phương pháp thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn là cần thiết, để có thể đáp ứng hiệu quả hơn các mục tiêu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm

  • "Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành chưa hợp lý"

    10:34, 08/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Cần phương pháp thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO