Cần quy định địa vị pháp lý cho hộ kinh doanh

Huyền Trang 02/04/2019 06:30

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng chính thức hóa hơn 5 triệu hộ kinh doanh hiện nay, coi các hộ kinh doanh là doanh nghiệp để từ đó có khuôn khổ pháp lý và chính sách phù hợp.

Dự thảo Luật sửa đổ, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến. Một trong những điểm đáng chú ý của Dự thảo Luật lần này là đề xuất đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp trong lần sửa đổi năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp: Cần quy định rõ ràng các khái niệm đầu tư nước ngoài

    04:00, 25/03/2019

  • VAFI: Mục tiêu soạn thảo Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp chưa rõ ràng

    06:30, 19/03/2019

  • Sửa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp triệt để: Ngân sách sẽ có thêm 100 tỷ USD?

    09:43, 12/03/2019

Luật sư Lê Văn Hà, Công ty Luật Pathlaw chỉ ra sự vô lý, quy định về hộ kinh doanh lại không điều chỉnh hoạt động của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh.

“Quy định tại Điều 1, khoản 2 Điều 212 của Luật Doanh nghiệp hiện hành là không chuẩn xác về kỹ thuật luật pháp. Nhưng quan điểm của tôi là quan niệm doanh nghiệp không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh cũng sai về nội hàm, vì họ là kinh doanh chuyên nghiệp, khác với các hộ kinh doanh không có đăng ký, và phải được hiểu là một loại hình doanh nghiệp”, ông Hà phân tích về mặt pháp lý.

Đặc biệt, ông Hà cũng cho rằng, xét về góc độ chính sách, không có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của khu vực này. Thậm chí, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không đưa đối tượng này vào chính sách hỗ trợ nếu như không chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Lê Xuân Hiền - Trưởng phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư Sở KH&ĐT Hải Dương cho rằng, hộ kinh doanh là vấn đề cần bàn thấu đáo, nhất là về địa vị pháp lý. Nếu mạnh dạn thì cần xóa bỏ hộ kinh doanh có đăng ký. Cần khuyến khích họ lên doanh nghiệp bằng cách khiến cho họ cảm thấy việc lên doanh nghiệp không quá khó khăn.

“Tại sao hộ kinh doanh không chuyển thành doanh nghiệp? Tôi lấy ví dụ thế này, tôi đi xe máy còn anh đi ô tô. Xe máy chính là hộ kinh doanh, còn ô tô là doanh nghiệp. Khi mua ô tô thì ngay lập tức phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm… vào”, ông Hiền nói.

Hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng buôn bán nằm trong diện ưu tiên hỗ trợ phát triển thành doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng buôn bán nằm trong diện ưu tiên hỗ trợ phát triển thành doanh nghiệp.

Ông cho rằng để đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, quan trọng là luật phải rõ ràng, người hướng dẫn, người thực thi phải minh bạch, công tâm và đối tượng kinh doanh cũng phải có trách nhiệm. Tuy nhiên việc này rất gian nan chứ không phải hô một cái mà từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp được.

“Tôi đi đường cao tốc thì biển báo nhiều, nhưng không vì thế mà ta quay lại đường đất để đi. Những vấn đề về lao động, bảo hiểm, thuế… thì không thể bỏ được, quan trọng là người hướng dẫn, cơ quan thực thi phải công tâm. Lên doanh nghiệp có khó hơn hộ kinh doanh, cũng như bạn đang đi xe máy, giờ bạn đi ô tô thì có khó hơn, tuy nhiên không hề khó khăn như vẫn nghĩ”, ông Hiền ví von.

Ở lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này, ông Hiền cũng bày tỏ kỳ vọng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn.

“Những vấn đề gì thuộc trách nhiệm của Nhà nước thì Nhà nước cần làm cho chuẩn chỉ như quy hoạch, kế hoạch. Những gì thuộc về quản trị nội bộ doanh nghiệp thì để doanh nghiệp tự quyết, Nhà nước không cần can thiệp sâu vào vấn đề này. Nhà nước chỉ cần đưa ra luật chơi, còn can thiệp quá sâu vào doanh nghiệp là không nên”, ông Hiền nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần quy định địa vị pháp lý cho hộ kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO