Mô hình Ban Quản lý Dự án quản lý vốn ngân sách nhà nước do các Bộ, ngành, các địa phương thành lập là để quản lý dự án ngân sách nhà nước đầu tư trên địa bàn.
Nhờ vậy, thời gian qua, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản đã tuân thủ quy định, quá trình kiểm soát chất lượng công trình được nâng cao, công trình xây dựng đảm bảo tiến độ đề ra, tình trạng thất thoát lãng phí và sai phạm trong xây dựng đã giảm nhiều. Bên cạnh những hiệu quả tích cực, việc quản lý, triển khai thực hiện các dự án còn một số khó khăn, tồn tại mà nguyên nhân chính do các văn bản quy phạm chưa quy định rõ về mô hình tổ chức.
Thiết nghĩ, mô hình Ban Quản lý các Dự án đầu tư công khác với mô hình các Ban Quản lý Dự án cho doanh nghiệp. Do đó, theo luật đầu tư công thì cần giao biên chế và đảm bảo kinh phí một phần chi thường xuyên từ ngân sách, ít nhất phải là bộ máy lãnh đạo và cơ sở vật chất để duy trì hoạt động của Ban.
Tuy nhiên, đối với Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Bắc Kạn, hiện nay đang có 33 cán bộ công nhân viên, tuy nhiên 100% không có công chức, viên chức, hợp đồng cũng không phải, để đảm bảo hoạt động ổn định thì rất chông chênh.
Bộ Xây dựng cần nghiên cứu, xem xét sửa đổi mô hình Quản lý Dự án đối với phân biệt rõ đối với các BQLDA quản lý dự án đầu tư công do các Bộ, ngành, địa phương thành lập lên thì ngoài đảm bảo việc làm thì cần đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động, không để tình trạng Ban phải “tự bơi” như hiện nay.
Nguyễn Hà ghi