Ngành giáo dục cần thấm nhuần triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh chúng ta vẫn đang loay hoay đi tìm ở đâu xa xôi cái gọi là triết lý giáo dục.
>>Lời thách thức của học sinh và câu chuyện vị thế người thầy
Sự việc một học sinh buông lời thách đố giáo viên “Cô đánh em đi, em sẽ kiện cô…” vẫn đang làm nóng diễn đàn xã hội và nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, trong đó có các chuyên gia giáo dục.
Với những căn bệnh trầm kha của nền giáo dục như đạo đức học đường xuống cấp, bệnh thành tích… cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều người đặt câu hỏi: Việt Nam có triết lý giáo dục không? Nên đã đến lúc cần phải xem xét để xác định lại một cách căn cơ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ có như vậy mới phù hợp với sự phát triển xã hội đương đại, hội nhập quốc tế và vì sự phát triển bền vững cho tương lai phồn vinh của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục toàn dân ở Việt Nam và luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”. Tư tưởng lớn này tạo ra sức mạnh để huy động tất cả mọi lực lượng chính quyền, đoàn thể, gia đình và xã hội tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, không chỉ bằng mặt vật chất, mà chủ yếu là để xây dựng mặt con người cho thế hệ trẻ.
Vì vậy phải “phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân”. Người luôn quan tâm theo dõi chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào “dạy tốt, học tốt”, “người tốt, việc tốt”.
Tư tưởng “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” của Người đã được Đảng, nhân dân ta và ngành giáo dục và đào tạo vận dụng một cách sáng tạo thành phong trào xã hội hoá giáo dục đang phát triển sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi cả nước hiện nay trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa ba lực lượng giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
>>Vẫn loay hoay bài toán thiếu giáo viên
>>Quyền được học và lá thăm may rủi
>>Quyền học tập của trẻ em và chuyện quy hoạch của "người lớn"
Trong nền tảng tư tưởng đó, cống hiến to lớn và quý báu của Người vào lý luận dạy - học của nước ta là phương pháp giáo dục: Thứ nhất, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh trường học, gia đình và xã hội phải luôn liên hệ chặt chẽ với nhau trong giáo dục, bởi “giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách”.
Thứ ba, phương pháp giáo dục phù hợp với nhu cầu của đối tượng giáo dục, hướng tới xây dựng mối quan hệ nhân ái, dân chủ giữa thầy và trò. Người cũng lưu ý: “Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải là “cá đối bằng đầu”.
Ngoài ra, giáo dục phải căn cứ vào nhu cầu người học để từ đó có chương trình dạy phù hợp với từng đối tượng, tránh tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, thầy dạy những cái học sinh không cần.
Thứ tư, phương pháp nêu gương: Phương pháp nêu gương là biện pháp hữu ích nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người giáo viên phải “làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức và lối làm việc”. Bởi vì, dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt.
Thứ năm, phương pháp giáo dục gắn liền với thi đua, kết hợp học tập và vui chơi. Bên cạnh phương pháp nêu gương trong giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”.
Thứ sáu, phương pháp tự học và học suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tự học, học suốt đời. Người đã làm giàu tri thức của mình bằng những tri thức tiên tiến nhất của thời đại. Khi bàn về vấn đề tự học, Người yêu cầu đầu tiên “phải biết tự động học tập”. Bởi lẽ, khi có được tinh thần tự nguyện học tập thì người học mới chủ động tìm tòi, khám phá tri thức bằng tinh thần say mê, hứng thú.
Thực tế cũng cho thấy, nền giáo dục mới của Việt Nam được Người định hướng phát triển là nền giáo dục mở mang dân trí, nâng cao đảng trí cho nhân dân; là nền giáo dục toàn dân; là nền giáo dục toàn diện; là nền giáo dục tiên tiến, hiện đại; mục đích của giáo dục là đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa cho đất nước.
Trong giáo dục toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến cả đức và tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới. Theo Người “Giải phóng dân tộc giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không đạo đức không có căn bản thì còn làm nổi việc gì”. “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”.
Có thể nói, tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng dạy và học để làm người, học để làm việc, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân đã thấm nhuần trong mọi chính sách, chủ trương của Người về giáo dục.
Những tư tưởng giáo dục lớn lao và sâu sắc nói trên, cùng với nhân cách vô cùng cao đẹp và mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa Người lên vị trí một nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng giáo dục của Người đã vạch ra phương hướng cơ bản của chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua và cả trong tương lai. Những cống hiến rất to lớn đó của Người đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta luôn là những giá trị thời đại và ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam và nhân loại.
Do đó, thấm nhuần tư tưởng giáo dục của Người, Đảng và Nhà nước ta cũng như ngành giáo dục và đào tạo đã và đang có chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên các cấp, các ngành học từ khâu tuyển sinh đến khâu đào tạo, từ tuyển dụng đến khâu bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt, để khi họ đã làm công tác giáo dục, giảng dạy ở trường thì họ phải thực sự là những tấm gương.
Vì thế, từ sự việc đáng buồn trên chúng ta cần phải nhìn nhận sao cho khách quan nhất. Đừng bao giờ thấy trẻ phạm khuyết điểm mà trách móc “Thầy cô mày dạy mày thế à?” và cũng đừng bao giờ thấy người học phạm sai lầm mà trách mắng “Bố mẹ mày dạy mày thế à?”. Giáo dục-Đào tạo các thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Gia đình-Nhà trưởng-Xã hội đều có trọng trách trong giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ.
Cũng đừng vì một con sâu mà đổ cả nồi canh. Đừng vì vài người học cá biệt giám thách thức giáo viên trên mạng mà dậy sóng. Chỉ cần mỗi chúng ta thấm nhuần triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sẽ tốt thôi. Nó không làm ảnh hưởng đường lối “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, tư tưởng “nền giáo dục toàn dân” và “nền giáo dục toàn diện” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược đào tạo con đến 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Có thể bạn quan tâm
02:00, 08/10/2022
04:00, 05/09/2022
09:53, 20/09/2022
03:20, 15/09/2022