Trước căng thẳng giữa Nga - Ukraine trong thời gian qua, CTCK Yuanta Việt Nam phân tích một số nhóm cổ phiếu sẽ hưởng lợi và nhà đầu tư nên chú ý quan tâm.
Cổ phiếu lúa gạo nổi sóng do lo ngại chiến sự Nga - Ukraine
Tác động toàn cầu
Báo cáo mới đây của CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN) chỉ ra, cuộc chiến xảy ra tại Ukraine ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm như ngũ cốc, sắt thép, quặng, các loại dầu mỡ động thực vật, các thị trường chính như: Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Hà Lan sẽ chịu ảnh hưởng lớn do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu này.
Hoạt động kinh tế ở Nga phần lớn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt và hạn chế giao thương từ Mỹ cũng như các nước EU. Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế có thể khiến nguồn cung nhiều sản phẩm từ Nga bị gián đoạn trong ngắn hạn, chuyên gia YSVN cho rằng Nga và các quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga sẽ sớm tìm được giải pháp để giải quyết vấn đề thanh toán và chuỗi cung ứng trở nên suôn sẻ hơn, một số sản phẩm có xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới như Phân bón (12,6%); Ngũ cốc (7,8%); Nickel (12,9%); Sắt thép (4,9%); các sản phẩm từ kim loại Đồng, Nhôm (7,1%). Trong khi đó, nguồn cung các sản phẩm từ Ukraine sẽ cần thời gian dài hơn để phục hồi do những ảnh hưởng của cuộc xung đột để lại.
Khoảng 60% GDP Nga đóng góp bởi lĩnh vực dầu khí và Ukraine là nơi trung chuyển dầu thô từ Nga qua các nước châu Âu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cả Nga và các nước phụ thuộc nguồn năng lượng từ Nga, đặc biệt Đức, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ. - Ngoại trừ Nga, Ukraine thì Trung Quốc, Mỹ cũng như Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ là những nước bị tác động trực tiếp nhiều nhất từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ngoài giá Quặng sắt thép, Ngũ cốc, Phân bón thì giá Dầu tăng cao sẽ là yếu tố tác động động nhiều nhất lên nền kinh tế toàn cầu, điều này có thể khiến chi phí vận tải tăng cao qua đó ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa.
Xung đột Nga - Ukraine: Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong đợt biến động
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga, Ukraine trong những năm gần đây chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ (hơn 1,1% trong 2021) so với các nước như Mỹ, Trung Quốc, EU và chiếm 2% GDP VN trong năm 2021.
Tác động trực tiếp về mặt thương mại tới Việt Nam sẽ không nhiều, tuy nhiên, cuộc xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng tới giá cả nguyên liệu cũng như kinh tế thế giới, qua đó, một số nhóm ngành được hưởng lợi như:
Dầu khí khi nguồn cung toàn cầu sẽ gián đoạn khi Nga không thể chuyển dầu tới châu Âu. Giá dầu khó có thể hạ nhiệt nếu quá trình đàm phán giữa Nga-Ukraine không suôn sẻ. Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích YSVN, phân tích hoạt động cốt lõi của các doanh nghiệp dầu khí hiện chỉ có nhóm sản xuất dầu khí là hưởng lợi trực tiếp, còn hầu hết nhóm cổ phiếu như dịch vụ dầu khí chủ yếu “ăn theo” tâm lý của các nhà đầu tư theo giá dầu và kỳ vọng trong thời gian tới khi giá dầu neo ở mức cao thì dịch vụ dầu khí sẽ hưởng lợi trực tiếp, tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, đây là câu chuyện về kỳ vọng. Do vậy một số cổ phiếu chú ý: PVS, PVD, BSR, GAS.
Về nhóm quặng, sắt thép, cả Nga và Ukraine xuất khẩu lượng thép đáng kể ra thị trường thế giới, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá quặng sắt, đồng nhôm. Cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý là NKG. Và với nhóm ngành phân bón, cần lưu ý diễn biến gián đoạn nguồn cung ngắn hạn do hoạt động thanh toán, vận chuyển. YSVN kỳ vọng sẽ sớm ổn định trở lại, khi Trung Quốc và Brazil là 2 quốc gia nhập khẩu phân bón lớn từ Nga khá trung lập. Một số cổ phiếu nhà đầu tư nên quan sát như: DPM, DCM, DDV.
Có thể bạn quan tâm
10:28, 08/03/2022
05:16, 08/03/2022
05:00, 05/03/2022