Nỗi lo hình sự hóa quan hệ kinh tế sau đại dịch

Diendandoanhnghiep.vn COVID-19 khiến cho nhiều hợp đồng thương mại bị đình trệ. Điều này, làm dấy lên nỗi lo về vấn đề hình sự hoá quan hệ kinh tế sau đại dịch.

COVID-19 bất ngờ ập đến làm chao đảo các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Dù là sự kiện bất khả kháng hay do hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi thực hiện hợp đồng, nhưng ở một góc độ khác đây cũng là hiện tượng kinh tế và pháp luật, bởi tác động của nó tới các quan hệ kinh tế mà pháp luật phải điều chỉnh thậm chí cả luật hình sự.

Một trong những biểu hiện của đại dịch về kinh tế là sản xuất đình đốn, các hợp đồng bị đánh tháo, cam kết bị vi phạm, nghĩa vụ không thể hoàn thành...

Về mặt pháp lý, nhiều người phải đối mặt với nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì không thể hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng nếu pháp luật không quy định chặt chẽ và diễn giải minh bạch vấn đề này. Đây là vấn đề không chỉ có ở một quốc gia.

Các lĩnh vực chịu tác động nhiều là: du lịch lữ hành, những dịch vụ không phải là thiết yếu, các liên doanh trong công trình xây dựng, chuỗi phân phối hàng hoá không thiết yếu...

Các lĩnh vực chịu tác động nhiều bởi COVID-19 là: du lịch lữ hành, những dịch vụ không phải là thiết yếu, các liên doanh trong công trình xây dựng, chuỗi phân phối hàng hoá không thiết yếu...

78% tranh chấp liên quan tới dân sự kinh doanh thương mại, lao động 

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp khi tham gia ký kết, thực hiện các hợp đồng, giao dịch dân sự sẽ có nguy cơ gặp phải những khó khăn, vướng mắc và từ đó có thể phát sinh các tranh chấp giữa các bên tham gia giao dịch hoặc tranh chấp với bên thứ ba.

Luật sư Nguyễn Trung Nam, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Cộng sự Tinh Tú cùng nhận xét khi cho rằng, đại dịch tạo ra cú sốc với tất cả mọi người. Một loạt các rủi ro do đại dịch COVID-19 gây ra trong các ngành nghề dẫn tới nhiều vụ kiện cáo. Trong đó, lĩnh vực xây dựng là hoạt động có nhiều hợp tác kinh doanh nhất. Đơn giản nhất là hợp tác liên doanh giữa các nhà thầu với nhau. Trong bối cảnh COVID-19, hoạt động của các nhà thầu bị ảnh hưởng rất lớn: nhà thầu chính, nhà thầu phụ, các nhà thầu thành viên trong liên doanh không thể hợp tác, hỗ trợ nhau. Họ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, không được tiếp tục xây dựng để phòng chống dịch. Không chỉ vậy, lao động trong hầu hết các ngành dịch vụ cơ bản như du lịch lữ hành đều bị giảm sút nghiêm trọng, mất việc làm, thậm chí kinh doanh khách sạn không còn ai làm việc.

Tình hình kinh doanh thương mại của hầu hết các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn và rất lớn bởi dịch bệnh, chỉ 11% cho rằng ít bị ảnh hưởng.

Hoạt động tín dụng cũng vậy. Đa số bên đi vay không có khả năng trả nợ, không có khả năng thanh toán đúng hạn, đành đảo nợ hoặc sử dụng nguồn vốn phụ với lãi suất cao để tiếp tục duy trì kinh doanh. “Do đó, sự bùng nổ các tranh chấp là điều đương nhiên và tất yếu”, ông Nam nhận định. Đặc biệt, năm 2020, các vụ tranh chấp như thế này tại Việt Nam rất lớn. Số lượng các vụ mà toà án thụ lý năm 2020 rất cao, trong đó 78% liên quan tới dân sự kinh doanh thương mại và lao động.

Các lĩnh vực chịu tác động nhiều bởi COVID-19 tương ứng với số lượng các vụ kiện nhiều, như: du lịch lữ hành, những dịch vụ không phải là thiết yếu, các liên doanh trong công trình xây dựng, chuỗi phân phối hàng hoá (không phải là thiết yếu như thiết bị nghe nhìn, chuyển giao công nghệ).

Ông Nam chia sẻ, chưa bao giờ công ty ông nhận được yêu cầu nhiều như trong 2 năm qua liên quan tới việc diễn giải về điều khoản “bất khả kháng”, “sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản”. Các yêu cầu này đều liên quan tới các bên đối tác đang hợp tác với nhau nhưng không thực hiện được hợp đồng vì lý do COVID-19. Vì thế phải viện dẫn có phải lý do “bất khả kháng” hay “sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản”.

Đơn cử như doanh nghiệp Trung Quốc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác du lịch lữ hành. Do COVID, họ không đưa được khách sang cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng họ lại đưa rất nhiều tiền cho phía doanh nghiệp Việt Nam để duy trì phòng nghỉ. Chính sự hợp tác này trong dịch bệnh lại xảy ra tranh chấp giữa hai bên.

Tới nỗi lo hình sự hoá quan hệ kinh tế

Bình luận về nỗi lo hình sự hóa quan hệ kinh tế sau đại dịch, TS Đinh Thế Hưng, Viện Nhà nước và pháp luật - Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam nhấn mạnh, dịch bệnh rồi sẽ đi qua, nhưng hậu quả mọi mặt của nó trong đó có việc phải xử lý bằng pháp luật cần được dự liệu, để đảm bảo trật tự của thể chế kinh tế, quyền lợi của người dân và nhất là các doanh nghiệp, tránh hình sự hóa quan hệ dân sự. Bởi lẽ, số doanh nhân đi tù tăng lên có thể phản ánh hiệu quả của hệ thống phòng chống tội phạm nhưng sẽ là sự bất an của thể chế kinh tế thị trường. 

Nghĩa vụ bị vi phạm thì các biện pháp bảo đảm sẽ được kích hoạt (phát mãi tài sản đảm bảo). Nếu hợp đồng không có biện pháp này, không có nghĩa là nó không được đảm bảo mà nó đảm bảo bằng niềm tin. Khi một bên bội tín thì bên có quyền phải chịu rủi ro bởi mình đã nhận bảo đảm không bằng tài sản mà là niềm tin với bên kia.

Nhà nước sẽ không can thiệp bằng luật công bởi điều này do các bên tự nguyện thỏa thuận. Chính vì vậy, không có chuyện hình luật can thiệp để bắt bỏ tù bên vi phạm nghĩa vụ”, ông Hưng nhấn mạnh.

Vậy, vấn đề hình luật chỉ can thiệp khi nào? Theo quan điểm của ông Hưng, Bộ luật Hình sự Việt Nam có tội danh “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. 

Tội danh này được diễn giải là: Người nào có được tài sản thông qua các hợp đồng dân sự ngay thẳng, hợp pháp như vay, mượn, thuê… nhưng sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên (hoặc tuy dưới 4 triệu đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án về các tội chiếm đoạt nhưng chưa xóa án tích, tài sản có giá trị tinh thần, tài sản là phương tiện kiếm sống duy nhất của người khác)”, ông Hưng nhấn mạnh.

Từ những diễn giải trên, ông Hưng cho rằng nguyên tắc không bị bỏ tù bởi lý do duy nhất (đơn thuần) không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng đã được gián tiếp ghi nhận ở Việt Nam trong Bộ luật hình sự bằng việc nhấn mạnh những dấu hiệu của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là cố tình không trả mặc dù có khả năng để trả, dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt hoặc dung tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ.

Điều đó có nghĩa rằng, nếu không hoàn thành nghĩa vụ (trả nợ) mà không thuộc trường hợp trên thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không được thành lập. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của nguyên tắc Công ước quốc tế về quyền con người 1966. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ cần có nhận thức đúng đắn về về tội danh trên của Bộ luật Hình sự và thực tiễn áp dụng cần khách quan, chính xác nhằm thể hiện được nội dung rất tiến bộ đó, tránh tình trạng hình sự hóa quan hệ dân sự có thể xảy ra trong thời gian tới”, ông Hưng lý giải thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nỗi lo hình sự hóa quan hệ kinh tế sau đại dịch tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713590310 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713590310 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10