“Cánh én” báo hiệu  Xuân về từ cổ phiếu ngân hàng

HÀ PHƯƠNG 02/02/2022 05:00

Phiên giao dịch cuối cùng của năm Tân Sửu đã khép lại với nhóm cổ phiếu nhóm ngân hàng thăng hoa, 21/27 mã ngập trong sắc xanh như cánh én báo hiệu Xuân về...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng còn giữ vững đà tăng?

Cổ phiếu VPB có mức

Dòng tiền đã trở lại với cổ phiếu ngân hàng trong những tháng đầu năm 2022

Từng gắn bó với TTCK hơn 10 năm có lẻ, chị Nguyễn Hải Yến - Nhà đầu  tư trên sàn chứng khoán VPBS, chia sẻ niềm vui đã trở lại với chị khi dòng tiền đã trở lại với nhóm cổ phiếu yêu thích, đó là nhóm cổ phiếu được mệnh danh “ngôi vua” trên TTCK -  cổ phiếu Ngân hàng… Sau gần nửa năm “nằm im bất động” những ngày đầu năm 2022, nhóm cổ phiếu vua trên TTCK bất ngờ trở lại giúp chỉ số VN-Index xanh, với báo hiệu dòng tiền đã trở lại cổ phiếu ngân hàng.

Nhóm cổ phiếu đầu tầu này gồm các gương mặt đến từ ngân hàng có mức tăng mạnh. Đó là cổ phiếu EIB-Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), đóng cửa ở mức 37.450 đồng/cp, tăng 6,1%. Trong phiên giao dịch, EIB có lúc tăng kịch trần lên 37.750 đồng/cp.

Nhóm cổ phiếu nhà băng tăng mạnh tiếp theo là TCB - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng gần 2%, TPB -Ngân hàng TMCP TienPhongBank tăng 4,4%, VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tăng 3,4%, SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội tăng 2,7%, MBB - Ngân hàng TMCP Quân đội tăng  2,1%, LPB - Ngân hàng TMCP LienVietPostBank tăng 2%, VIB - Ngân hàng TMCP Quốc tế tăng  1%...Tuy nhiên một số cổ phiếu thuộc nhóm  Big 3 có sự điều chỉnh sau chuỗi tăng nóng vừa qua, đó là  cổ phiếu là VCB - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), CTG - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và 02 cổ phiếu nhóm ngân hàng tư nhân là ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu và MSB-Ngân hàngTMCP Hàng Hải.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thiết lập đỉnh mới là BID (47.950 đồng/cp), EIB (37.450 đồng/cp), MBB (33.700 đồng/cp), STB (35.550 đồng/cp)... Trong đó nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt trên 20 triệu đơn vị phải kể đến là VPB (24 triệu cp), MBB (24 triệu cp) và STB (22 triệu cp)… Theo các chuyên gia tài chính, sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngôi vua báo hiệu năm 2022 đầy khởi sắc của ngành, sau khi nhóm này đạt kết quả khá ấn tượng trong năm 2021.

Trước hết,  đối với nhóm big 3 mà cụ thể là 03 ngân hàng có cổ đông Nhà nước là VCB, BID, CTG đã gặt hái được kết quả kinh doanh khá nổi trội trong năm 2021. Với riêng VCB  năm 2021, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 27.376 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Theo đó, Vietcombank vẫn là quán quân về lợi nhuận hợp nhất trong hệ thống ngân hàng. Sau VCB là BID, cổ phiếu ngân hàng này trong năm 2021 đã gặt hái được những kết quả ngoài mong đợi. Năm 2021, ngân hàng đã đạt kế hoạch lợi nhuận do NHNN giao (13.000 tỷ đồng). Các tỷ lệ an toàn đảm bảo đúng quy định…

Ngành ngân hàng - cuộc đua về phát triển từ nội lực, không dành cho hai từ “hưởng lợi”

Như vậy, nếu lợi nhuận trước thuế xoay quanh mức 13.000 tỷ đồng, thì lợi nhuận cổ phiếu BID đã tăng trưởng 40-45%, mức tăng trưởng không hề thấp cho nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu BID.

Riêng  đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng tư nhân, điển hình VPB xác lập kỷ lục mới về lợi nhuận với hơn 38 nghìn tỷ đồng trong năm 2021; VPB công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ cả năm 2021 đạt tới 37.963 tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm trước đó. Với con số này, VPB là ngân hàng có lợi nhuận riêng lẻ cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam. Động lực chính giúp lợi nhuận riêng lẻ ngân hàng mẹ tăng phi mã đến từ thương vụ bán 50% vốn tại FE Credit.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất, lợi nhuận trước thuế VPBank lũy kế cả năm chỉ đạt 14.580 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và đạt 88% kế hoạch năm. Đến cuối năm 2021, tổng tài sản ngân hàng mẹ VPB ở mức hơn 484.442 tỷ đồng, tăng 34,5% so với hồi đầu năm. Như vậy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2021 đạt 23.238 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2020.

Đối với cổ phiếu TCB cuối năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 568,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,4% so với cuối năm 2020. Tăng trưởng dư nợ tín dụng được dẫn dắt bởi sự gia tăng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161,7 nghìn tỷ đồng. Tổng tiền gửi tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 là 314,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với cuối năm ngoái. Tỷ lệ CASA đạt 50,5% tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021 với số dư CASA đạt 158,9 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do CASA từ khách hàng cá nhân tăng 30,8% so với cuối năm ngoái. Ngoài ra, hàng loạt các nhà băng khác với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng như TPB, MBB, SHB đã tiếp tục kích hoạt thu hút dòng tiền đổ vào cổ phiếu của nhóm này...

Đánh giá về nhóm cổ phiếu ngân hàng trước thềm xuân mới, ông Dương Văn Chung - Giám đốc  tư vấn đầu tư Chi nhánh Công ty Chứng khoán MBS miền Bắc chia sẻ:“Chúng ta đang ở thân sóng của siêu tăng trưởng kéo dài 4 - 5 năm tính từ 3/2020. Năm 2022 thị trường sẽ tăng trưởng nhờ vào thực lực hồi phục của nền kinh tế nên thị trường sẽ tăng thoai thoải và có sự luân phiên dòng tiền đổ vào lần lượt từng lớp cổ phiếu theo chu kỳ kinh doanh và những doanh nghiệp hưởng lợi từ sự hồi phục của nền kinh tế. Sau giai đoạn của cổ phiếu bất động sản thì đến bây giờ đặc thù đầu năm các ngân hàng được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng mới  cộng thêm gói hỗ trợ lãi suất bơm ra nền kinh tế thêm 2 triệu tỷ tín dụng lãi suất thấp qua ngân hàng sẽ là yếu tố kích thích nhóm ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh. Đó là chưa kể các giai đoạn của các thương vụ mua bán sát nhập của ngành ngân hàng sẽ diễn ra mạnh mẽ và kế hoạch tăng vốn và phương án trả cổ tức đang triển khai. Như vậy, mặt bằng giá cổ phiếu ngân hàng đã trở về trạng thái hấp dẫn sau khi đã tích lũy trong 6 tháng qua; P/E của ngành ghi nhận tại tháng 12/2021 đạt 13,02 lần là mức khá rẻ nếu so với mặt bằng giá trong khu vực…"

Các chuyên gia Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, tăng trưởng tín dụng năm 2022 có thể tăng trên 15%. Nguyên nhân được đưa ra là với chương trình kích thích kinh tế bao gồm đầu tư công, những gói hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, hỗ trợ lãi suất... có thể tạo ra cú huých với tăng trưởng tín dụng. Đây chính là lợi thế của toàn ngành và dẫn dắt dòng tiền đổ vào nhóm cổ phiếu vua này trong dịp đầu năm.

Cùng với những kết quả kinh doanh đạt được trong năm 2021, cổ phiếu ngân hàng đã  thực sự trở lại trong xuân Nhâm Dần- đây là những cánh én báo hiệu mùa Xuân về với những gặt hái thành công của nhà đầu tư trước thềm năm mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Bước chuyển chính sách tiền tệ và số hóa của các ngân hàng năm Nhâm Dần 2022

    Bước chuyển chính sách tiền tệ và số hóa của các ngân hàng năm Nhâm Dần 2022

    05:30, 01/02/2022

  • Ngân hàng kiến tạo môi trường làm việc hạnh phúc

    Ngân hàng kiến tạo môi trường làm việc hạnh phúc

    15:01, 28/01/2022

  • Cận Tết, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo

    Cận Tết, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo "nóng" các TCTD phải đảm bảo lưu thông tiền mặt

    16:28, 26/01/2022

  • Hết thời ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm, bán

    Hết thời ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm, bán "bia kèm lạc"?

    05:15, 24/01/2022

  • TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Những ngân hàng báo lỗ quý cuối năm 2021

    TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Những ngân hàng báo lỗ quý cuối năm 2021

    05:15, 23/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cánh én” báo hiệu  Xuân về từ cổ phiếu ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO