“Cánh tay nối dài” chính quyền và doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2022, trước dịch bệnh Covid, xung đột Nga và Ukraine…HPA đã có nhiều giải pháp khẳng định vai trò "cánh tay nối dài" giữa chính quyền - doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô.

ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trao bằng khen cho ông Nguyễn Ánh Dương, Giams đốc HPA và lãnh đạo một số Sở ngành của TP. Hà Nội

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội thay mặt Lãnh đạo TP. Hà Nội trao bằng khen cho ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc HPA và Lãnh đạo một số Sở ngành.

>>> Thêm cơ chế thu hút đầu tư lĩnh vực dầu khí

Tại Hội nghị Tổng kết chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Anh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) cho biết, bức tranh kinh tế Hà Nội có rất nhiều điểm nổi bật: tăng trưởng GRDP năm 2022 của Thủ đô ước đạt 8,89%; tổng thu ngân sách nhà nước ước tăng 2,7% so với thực hiện năm 2021. 11 tháng đầu năm vốn FDI thu hút được 1.540 triệu USD, tăng 11,6%... Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17.348 tỷ USD, tăng 12% (kế hoạch tăng 5%); kim ngạch nhập khẩu ước đạt 40/260 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt khách, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2021; Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2021.

Những gam màu sáng

Nhìn nhận hoạt động trong xúc tiến, đầu tư, thương mại, du lịch năm 2022, bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) cho hay: Chương trình số 313/CTr- UBND ngày 28/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội là bức tranh tổng thể về hoạt động xúc tiến của Thành phố được thực hiện trong năm 2022. Chương trình khi được thực hiện là đòn bẩy góp phần quan trọng để khôi phục và phát triển kinh tế của Thành phố sau thời gian dài chiến đấu với đại dịch Covid-19…

Sau hơn 2 năm, đại dịch covid -19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chuỗi cung ứng đứt gãy; giao thương trong nước và quốc tế bị gián đoạn...hoạt động xúc tiến của Thành phố vì thế cũng chịu tác động không nhỏ, đòi hỏi phải thay đổi, sáng tạo để thích ứng với tình hình mới, hỗ trợ kịp thời hiệu quả cho các doanh nghiệp.

HPA và các sở, ngành đã phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu đổi mới, thay đổi phương thức triển khai phù hợp, hiệu quả kể cả trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Minh chứng, HPA tổ chức tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thông qua hội nghị, chương trình cafe doanh nhân; Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác thông qua các chương trình Tuần hàng, Festival…; Quảng bá, xúc tiến phục hồi du lịch thông qua Lễ hội du lịch, lễ hội ẩm thực…; Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, với các tổ chức, đối tác quốc tế…

“Riêng 11 tháng đầu năm, Thành phố đã tổ chức rất nhiều hội chợ, triển lãm nông sản, sản phẩm OCOP nhằm quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc trưng của các vùng miền trên cả nước tới các doanh nghiệp và người dân Thủ đô, góp phần đẩy mạnh, tạo điều kiện cho các địa phương có cơ hội giao lưu, tìm hiểu, thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, thực phẩm các vùng miền; Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm…”bà Mai Anh dẫn chứng.

Cùng với đó, HPA và các sở ngành còn thực hiện một số chương trình phát sinh mà Thành phố giao như: Đoàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Hàn Quốc, Đoàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Viêng Chăn- Lào; Đoàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Bỉ và Hoa Kỳ, Chương trình Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022 tại huyện Mê Linh và đoàn tham gia Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất – Quảng Nam 2022 (từ  19-22/5/2022) tại tỉnh Quảng Nam...

Đồng quan điểm trên, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch HHDN nhỏ và vừa TP. Hà Nội đánh giá: Các chương trình của HPA đã góp phần tăng cường hoạt động liên kết vùng, kết nối cung-cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố, nhiều sản phẩm nông sản, trái cây, OCOP của các tỉnh, thành phố được kết nối, đưa vào hệ thống phân phối Hà Nội; Hoạt động trưng bày, quảng bá giới thiệu các sản phẩm và biểu diễn thực cảnh của các nghệ nhân làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội đã thu hút và tạo ấn tượng đến khách tham quan trong nước và quốc tế về hình ảnh Thủ đô Hà Nội “Ngàn năm văn hiến-Thành phố vì hòa bình – Thành phố sáng tạo”.

Ở góc độ khác, ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh nhìn nhận: Công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về các chương trình được triển khai đồng bộ, bài bản với nhiều hình thức tuyên truyền như báo viết, báo điện tử, các kênh của mạng xã hội.

Ngoài ra, các chương trình kết nối các quận, huyện của Thành phố và các tỉnh, thành phố trong cả nước diễn ra sôi động, kết hợp nhiều hoạt động chính trị và kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến, tăng cường liên kết vùng nhằm khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế của mỗi địa phương.

>>> Hà Nội: HPA cần đổi mới hoạt động cả về nội dung và phương thức thực hiện

“Soi” hạn chế - hiện thực hoá mục tiêu 2023

Bên cạnh những “điểm sáng” trong hoạt động xúc tiến đầu tư, bà Mai Anh cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế do thiếu quỹ đất sạch, giá thuê đất có hạ tầng cao…, tiến độ triển khai các KCN mới còn chậm…Công tác tham gia của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phải áp dụng theo Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 và Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND Thành phố quy định khi tham gia các tổ chức, cá nhân phải nộp 50% chi phí gian hàng, ngân sách thành phố chỉ hỗ trợ 50% chi phí thuê mặt bằng, gian hàng, ngoài ra các doanh nghiệp chịu toàn bộ các loại chi phí liên quan đến vận chuyển hoàng hóa, ăn ở, đi lại. Điều này làm cho các doanh nghiệp nhỏ, mới đưa sản phẩm vào thị trường khó tiếp cận thị trường…

Mặt khác, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, lĩnh vực nông nghiệp, HTX của Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực còn hạn chế nên việc ứng dụng chuyển đổi số trong đóng gói sản phẩm, quảng bá giao dịch còn hạn chế, chưa thích ứng được với sự thay đổi phương thức giao dịch trong tình hình mới.

Vì vậy, bà Mai Anh cho rằng, năm 2023, HPA sẽ bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025; Thu hút đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, hạ tầng thương mại và các dịch vụ đồng bộ, trong đó tập trung vào ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu hao ít năng lượng; Ưu tiên xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế, các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ môi trường, năng lượng sạch...

Tập trung kêu gọi đầu tư từ các thị trường trọng điểm như, Nhật Bản; Hàn Quốc; Singapore; Đài Loan;... nghiên cứu triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư tại các nước trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết (CPTPP, EVFTA, EVIPA…).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, thuế, bảo hiểm, đất đai; công bố công khai, minh bạch toàn bộ các quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất theo nhiều hình thức để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin đầu tư…

Tận dụng, khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN...Tăng cường khai thác các thị trường có nhiều tiềm năng như Úc, Trung Đông, châu Phi…

Cũng theo bà mai Anh, HPA sẽ thúc đẩy xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử, xúc tiến thương mại trực tuyến...; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế tại Việt Nam; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, dự báo thị trường để doanh nghiệp định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh...; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; dệt may, gia giày, thủ công mỹ nghệ…; các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, đổi mới sáng tạo, giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin…

Đồng thời, tiếp tục xác định thị trường nội địa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh, thành phố; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại có tính liên kết vùng, có tính lan tỏa, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; hợp tác, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước; gắn kết quảng bá du lịch góp phần kích cầu tiêu dùng mua sắm sản phẩm hàng hóa và thu hút du lịch nội địa.

Hình thành và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái; mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản… Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kết nối các sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo mô hình chuỗi; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản; Tập trung khuyến khích, kêu gọi các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…

Triển khai hoạt động xúc tiến nông nghiệp có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiến trình hội nhập và các FTA; nghiên cứu tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước vượt qua các rào cản ở các nước nhập khẩu; kết nối doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài với doanh nghiệp Thành phố ngay tại Hà Nội…). Tăng cường kết nối giữa các địa phương, các nhà phân phối, các chợ đầu mối để tổ chức tiêu thụ nông sản khi đến vụ. Quảng bá, xúc tiến tìm đầu ra cho các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội…

Đặc biệt, lĩnh vực xúc tiến du lịch Thủ đô sẽ dựa theo tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực, tập trung vào khu vực Trung tâm Thành phố, khu vực ven đô và khu vực ngoại thành, cụ thể: Đối với khu vực Trung tâm Thành phố: Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa di sản, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch MICE, sản phẩm du lịch đêm. Với các khu vực quận, huyện ven đô: Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Còn khu vực ngoại thành thì ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa lễ hội; tâm linh…

Trước những giải pháp HPA thực thi năm 2023, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội lưu ý: “HPA cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan để có những giải pháp, sự kiện chương trình rất cụ thể từng lĩnh vực, gắn kết hoạt động du lịch từng địa phương…đặc biệt, gắn kết các mô hình nông nghiệp vào du lịch để tạo thành chuỗi giá trị phát huy được lợi thế Thủ đô”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Cánh tay nối dài” chính quyền và doanh nghiệp tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713905805 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713905805 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10