Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Chỉ đón phương tiện dán thẻ thu phí không dừng

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Giao thông Vận tải vừa cho phép đơn vị quản lý thu phí không dừng toàn bộ trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ ngày 5/5/2022.

 

Bộ Giao thông Vận tải vừa cho phép đơn vị quản lý thu phí không dừng toàn bộ trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Theo đó, ngày 10/1 Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng Cục đường bộ Việt Nam đàm phán với nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hài hòa lợi ích các bên, không để ảnh hưởng việc đi lại của người dân và tránh tranh chấp pháp lý trong quá trình thực hiện.

Từ ngày 5/5 các phương tiện dán thẻ thu phí không dừng (ETC) và nạp tiền sử dụng dịch vụ mới được đi trên tuyến Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Từ ngày 5/5 các phương tiện dán thẻ thu phí không dừng (ETC) và nạp tiền sử dụng dịch vụ mới được đi trên tuyến Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, có tuyến quốc lộ 5 chạy song hành và cũng do nhà đầu tư cao tốc thu phí.

>>> Thu phí không dừng trên toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Vẫn còn nhỏ giọt

Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam cho biết: cơ quan này đã thống nhất với chủ đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự kiến từ 5/5, chỉ có phương tiện dán thẻ thu phí không dừng (ETC) và nạp tiền sử dụng dịch vụ mới được đi trên tuyến.

Các chủ xe có hơn 3 tháng nắm thông tin, chuẩn bị dán thẻ ETC. Sau thời gian này, xe không đủ điều kiện thu phí không dừng sẽ không được chạy trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Chủ xe có thể chuyển sang quốc lộ 5 và vẫn sử dụng vé lượt khi qua trạm thu phí.

Đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn bốn tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, được khởi công từ tháng 5/2008. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước có 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại

Đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Trần Anh Tú - Tổng Giám đốc - Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) cho biết: Đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn bốn tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, được khởi công từ tháng 5/2008. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước có 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại. Từ ngày 11/8/2020 Đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã thực hiện thu thí điểm phí tự động không dừng (ETC).

Việc thí điểm “thuần ETC” trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhằm khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thu phí ETC khi tham gia giao thông. Đồng nghĩa với việc không thực hiện thu phí thủ công trên tuyến cao tốc này mà thay bằng việc thu phí hoàn toàn bằng hệ thống thu phí tự động không dừng. Vì thế, để lưu thông trên tuyến, phương tiện phải dán thẻ và nạp tiền sử dụng dịch vụ.

Đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn bốn tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng

Đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn bốn tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng

Việc sử dụng thu phí bằng hình thức này là minh bạch tài chính, hạn chế giao dịch tiền mặt tại các trạm thu phí BOT; giảm thiểu thời gian chờ đợi khi lưu thông tại qua trạm thu phí; hạn chế lây lan dịch COVID vì không phải tiếp xúc trực tiếp với nhân viên thu vé. Mặc dù đã được tuyên truyền tuy nhiên nhiều doanh nghiệp và người dân chưa “mặn mà” với việc nạp tiền vào thẻ giao thông. Tính đến hết 2021 mới có hơn 22% phương tiện sử dụng dịch vụ thu phí ETC. Về phía VIDIFI đã chuẩn bị hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại có thể đáp ứng từ 90-100% lượng xe trên đường cao tốc sử dụng thu phí ETC. Hiện nay, Tổng cục đường bộ chỉ đạo VIDIFI mở tất cả các làn không dừng, và chỉ để 1 làn hỗn hợp.

Còn theo ông Trần Anh Tuấn – Nhà xe Tuấn Trang – An Dương – Hải Phòng: số tiền doanh nghiệp phải thanh toán mua thẻ trước là rất lớn, lên đến cả tỷ đồng với những doanh nghiệp vận tải quy mô lớn. Hiện nay các thủ tục, công nghệ của hệ thống thu phí ETC lại rườm rà, không thuận tiện; chưa đồng nhất giữa các trạm thu phí, nhiều trạm chưa triển khai nên dù sử dụng dịch vụ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải sử dụng cả hình thức mua vé qua trạm gây phiền hà. Điều đó cho thấy, dù doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền không nhỏ nhưng chất lượng dịch vụ không được như mong muốn, bất tiện khiến doanh nghiệp chúng tôi không mấy mặn mà.

Từ ngày 11/8 Đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thực hiện thu phí tự động không dừng (ETC).

 Đường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã thực hiện thu thí điểm phí tự động không dừng (ETC) từ 11/08/2020.

Thời điểm này cac doanh nghiệp vận tải hành khách đã bị dịch COVID làm cho tê liệt chỉ hoạt động 10 - 20% công suất, thậm chí dừng hoàn toàn. Nếu qui định 5/5/2022 sẽ từ chối xe dán thẻ ETC thì việc này khác nào bức tường rào ngăn cản không cho xe lưu thông trên cao tốc, ông Tuấn chia sẻ.

Trước đó, tháng 11/2021, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND các tỉnh chỉ đạo nhà đầu tư BOT, nhà cung cấp dịch vụ thu phí khẩn trương lắp đặt thiết bị thu phí không dừng, bảo đảm tại mỗi trạm chỉ duy trì một làn thu phí hỗn hợp, hoàn thành trong quý I/2022. Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn một số tuyến cao tốc tại mỗi vùng miền để thí điểm chỉ áp dụng thu phí không dừng.

Theo ông Đăng Thế Phương – PCT Hiệp hội Vận tải Hải Phòng: Việc thu phí không dừng đã được triển khai tuy nhiên đến nay số lượng phương tiện tham gia giao thông thực hiện không nhiều. 

Nguyên nhân chính là hạ tầng công nghệ kết nối của việc thu phí không dừng không hoạt động được như mục tiêu đề ra. Việc kết nối giữa hệ thống thu phí tự động chưa được đồng bộ dẫn đến tình trạng xe qua trạm thu phí đầu vào được nhưng đến trạm đầu ra lại không giao dịch được do không có dữ liệu. Do đó, xe đi vào làn ETC bị trừ tiền tài khoản rồi nhưng barie không mở, lái xe một là phải móc ví trả tiền mặt, hai là phải lùi xe sang làn thu phí thủ công. Một số xe dán thẻ thu phí tự động không dừng đi qua trạm thu phí trên đường cao tốc đã gặp tình trạng không thanh toán thu phí không dừng… Thêm nữa đối với xe cá nhân, xe gia đình thường lưu thông ít. Mỗi tháng chỉ đi 1 – 2 lượt trên tuyến cho nên hầu hết các chủ phương tiện đều chọn phương án mua vé trực tiếp.

Mặt khác doanh nghiệp vận tải thường có số phương tiện nhiều, thường từ vài chục đến vài trăm phương tiện. Việc nạp tiền sẵn vào thẻ thu phí tự động thường sẽ “ngốn” lượng vốn tương đối của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp có khoảng 100 phương tiện sơmi – rơmooc thì khi lưu thông, chủ doanh nghiệp phải nộp 1 lượng phí trả trước vào thẻ khoảng 150 đến 200 triệu đồng. Đối với doanh nghiệp, nguồn vốn rất linh hoạt, khi phương tiện không hoạt động thì coi như số tiền nạp thẻ nằm “chết” trong tài khoản mà không thể rút ra để sử dụng vào việc khác như tài khoản ngân hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Chỉ đón phương tiện dán thẻ thu phí không dừng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711641083 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711641083 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10