Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Chưa làm đã lo… “chậm tiến độ”

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 06/03/2021 03:15

Ngoài nguyên nhân khách quan là vướng giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ, thì nguyên nhân chủ quan về việc thiếu nguồn vật liệu từ các mỏ khoáng sản để phục vụ dự án cũng là bài toán nan giải.

Theo báo cáo Ban Quản lý dự án giao thông 7 (Ban 7 thuộc Bộ- GTVT), dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết hiện đã bàn giao mặt bằng đạt 99,8%/100,8 km, nhưng hiện nay còn 16 hộ dân với diện tích khoảng 5 ha, chưa chấp nhận tiền đền bù và chưa bàn giao đất cho các đơn vị thi công. Có những hộ dân ở Bắc Bình đã dựng hàng rào, khóa cổng, không cho đơn vị thi công vào đất của dự án.

Ngoài nguyên nhân khách quan là vướng giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ, thì nguyên nhân chủ quan về việc thiếu nguồn vật liệu từ các mỏ khoáng sản để phục vụ dự án cũng là bài toán nan giải.

Ngoài nguyên nhân khách quan là vướng giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ, thì nguyên nhân chủ quan về việc thiếu nguồn vật liệu từ các mỏ khoáng sản để phục vụ dự án cũng là bài toán nan giải.

Về nhân sự và phương tiện triển khai thi công dự án, tính đến thời điểm hiện tại toàn dự án hiện có tới 644 cán bộ, công nhân, gần 300 phương tiện xe, máy trên công trường cao tốc, chia thành 34 mũi thi công. Sản lượng thi công của các gói thầu đạt được đến nay là 137,7 tỉ đồng (hơn 90%) và chậm so với tiến độ được phê duyệt là 9,9 %.

Các gói thầu XL 1, XL 2, XL3 và XL 4 đều đang nỗ lực huy động thêm nhân công, xe máy để thi công. Tuy nhiên, theo đại diện Ban 7,  việc thi công vẫn chậm so với tiến độ cam kết giữa các nhà thầu với Bộ GTVT. Về nguyên nhân của sự chậm tiến độ, là do nguyên nhân khách quan, bởi hiện tại còn vướng công giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do một số nhà thầu chưa ổn định bộ máy điều hành tại công trường như: thiếu thiết bị, xe máy cho thi công, nguồn vật liệu thiếu. Cụ thể, tính về nguồn vật liệu từ các mỏ khoáng sản đã được tỉnh cấp phép bao gồm cả 6 mỏ khoáng sản ở Bình Thuận đang chờ cấp phép, thì nguồn vật liệu cung cấp cho dự án còn thiếu khoảng 1,4 triệu m3 đất, đá.

Do đó, để giải quyết bài toán này, trước mắt đề nghị cho vận dụng đất, đá đổ thải để nghiền làm vật liệu tại chỗ. Song song đó, kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các huyện có cao tốc đi qua đẩy nhanh tiến độ bàn giao hết mặt bằng và tháo gỡ các điểm nghẽn do người dân chưa thống nhất bàn giao đất.

Ngoài nhuyên nhân khách quan do công tác giải phóng mặt bằng thì,nguyên nhân chủ quan là do một số nhà thầu chưa ổn định bộ máy điều hành tại công trường như: thiếu thiết bị, xe máy cho thi công, nguồn vật liệu thiếu

Một số nhà thầu chưa ổn định bộ máy điều hành tại công trường như: thiếu thiết bị, xe máy cho thi công, nguồn vật liệu thiếu

Tương tự những tồn tại này, Ban quản lý dự án giao thông Thăng Long, đại diện chủ đầu tư doạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cho biết: đoạn qua huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân cũng vẫn còn 18 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.

Liên quan tới những tồn tại tại dự án nêu trên, ngày 4/3/2021, ông Lê Tuấn Phong - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, yêu cầu Sở TNMT, Sở NN-PTNT phối hợp cùng các huyện có 2 dự án cao tốc đi qua phải khẩn trương cùng Ban 7 và ban Thăng Long hoàn chỉnh việc giải phóng mặt bằng.

Cũng theo ông Phong, để xử lý việc này một cách rốt ráo, đề nghị thành lập ngay tổ công tác chuyên giải quyết và đốc thúc công đoạn  giải phóng mặt bằng cho các dự án cao tốc. và việc này sẽ giao cho Giám đốc Sở TNMT làm Tổ trường, giúp UBND tỉnh tháo gỡ các khiếu nại của dân trên toàn tuyến cao tốc.

Phát biểu và nhận định tại buổi họp, ông Nguyễn Ngọc Đông – Thứ trưởng Bộ GTVT, cho rằng: Bình Thuận là nơi bàn giao mặt bằng cao tốc sớm nhất và nhanh nhất với tiến độ cao so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, khi triển khai thi công thì lại xuất hiện các “điểm nghẽn cục bộ”, đặc biệt là ở huyện Bắc Bình. Do đó, ông Đông yêu cầu Ban 7 và Ban Thăng Long khẩn trương cùng chính quyền các huyện và sở ngành tháo gỡ các nút thắt này để tiến độ thi công 2 tuyến cao tốc đi ngang qua Bình Thuận được kịp thời theo các mốc thời gian mà Chính phủ giao.

Liên quan tới những tồn tại tại dự án nêu trên, ngày 4/3/2021, ông Lê Tuấn Phong - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, yêu cầu Sở TNMT, Sở NN-PTNT phối hợp cùng các huyện có 2 dự án cao tốc đi qua phải khẩn trương cùng Ban 7 và ban Thăng Long hoàn chỉnh việc giải phóng mặt bằng.

Liên quan tới những tồn tại tại dự án nêu trên, ngày 4/3/2021, ông Lê Tuấn Phong - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, yêu cầu Sở TNMT, Sở NN-PTNT phối hợp cùng các huyện có 2 dự án cao tốc đi qua phải khẩn trương cùng Ban 7 và ban Thăng Long hoàn chỉnh việc giải phóng mặt bằng.

Đối với nguồn vật liệu, thứ trưởng thống nhất thành lập tổ giúp việc liên ngành với thành phần gồm các ban quản lý dự án và các sở ngành địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Theo ông Đông, các nhà thầu đang triển khai thi công đồng loạt nhưng phát sinh vấn đề thiếu nguồn vật liệu đất đắp nền và giá bị đội lên cao. Các nhà thầu đang thử nghiệm áp dụng việc tận dụng đá đổ thải để nghiền sàng làm vật liệu đắp nền đường. Về các mỏ, cần có phương án cụ thể trong việc sử dụng các mỏ cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ thi công, đồng thời kiểm soát giá để đủ cơ sở xử lý các vấn đề liên quan. Do đó, yêu cầu các ban quản lý phải có phương án cụ thể trong việc sử dụng các mỏ, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án theo kế hoạch.

Trước đó, chiều ngày 3/3/2021, ông Nguyễn Ngọc Đông đã đi kiểm tra công trường  dự án cao tốc đoạn gói thầu XL 1, XL 2, XL 3 thuộc huyện Tuy Phong và Bắc Bình, Bình Thuận.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài 160 km. Trong đó đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết có tổng chiều dài 100,8 km, với tổng mức đầu tư hơn 10.800 tỉ đồng, do Ban quản lý dự án 7 thực hiện.

Điểm đầu của dự án thuộc địa phận xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (trùng với điểm cuối dự án cao tốc đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo); điểm cuối dự án thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (trùng với điểm đầu dự án cao tốc đoạn Phan Thiết – Dầu Giây). Quy mô giai đoạn 1 của dự án gồm bốn làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh của dự án gồm sáu làn xe. Dự kiến năm 2022, dự án sẽ hoàn thành.

Như vậy, những lo ngại về việc Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vẫn là bài toán nan giải.

DĐDN tiếp tục thông tin

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: Tăng liên kết vùng và cả nước

    17:59, 30/09/2020

  • Vì sao cao tốc Bắc Nam chưa hấp dẫn nhà đầu tư?

    05:00, 17/10/2020

  • Xem xét chuyển đổi một số dự án PPP cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công

    00:02, 10/03/2020

  • 8 dự án cao tốc Bắc Nam sơ tuyển nhà đầu tư trong nước

    00:00, 18/10/2019

  • Cao tốc Bắc Nam đoạn Cao Bồ-Mai Sơn: Có hay không việc ưu tiên doanh nghiệp “quen biết”?

    09:12, 09/10/2019

  • Sớm thành lập tổ giám sát đấu thầu chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc Nam

    00:13, 12/08/2019

  • Hé lộ những tiêu chí “lọc” nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam

    16:46, 27/06/2019

  • Nhà đầu tư chê cao tốc Bắc Nam

    05:30, 25/02/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Chưa làm đã lo… “chậm tiến độ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO