"Cấp cứu" doanh nghiệp hàng không (kỳ I): Khủng hoảng lan toả

Diendandoanhnghiep.vn Thống kê một việc làm trong ngành hàng không sẽ ảnh hưởng tới 24 việc làm trong các ngành khác do tính liên thông, đa ngành. Do đó, doanh nghiệp hàng không kiệt quệ sẽ gây tác động lan toả rất lớn.

Tại Toạ đàm trực tuyến "Giữ cánh" cho hàng không Việt - Giải pháp cấp bách về vốn", TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) cho biết, dự kiến doanh thu của ngành năm 2021 chỉ bằng 40-50% so với năm 2019 - thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Gần 80-90% số lượng máy bay phải nằm lại sân bay. Doanh thu hàng không chỉ đạt 10-12% so với cùng kỳ năm trước. Về vận chuyển hành khách, năm 2020 giảm gần 50% so với năm 2019.

Tại đợt dịch lần thứ tư, 80-90% số lượng máy bay phải nằm lại sân bay, vận chuyển hành khách giảm gần 50% năm 2020 so với năm 2019.

Doanh nghiệp cạn kiệt

Cụ thể, đợt dịch lần thứ 3 và thứ 4 bùng phát gây thiệt hại nặng nề cho ngành hàng không. Gần 80-90% số lượng máy bay phải nằm lại sân bay. Doanh thu hàng không chỉ đạt 10-12% so với cùng kỳ năm trước. Về vận chuyển hành khách, năm 2020 giảm gần 50% so với năm 2019.

Báo cáo số liệu 6 tháng đầu năm 2021, điều hành bay giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam mới chỉ đạt 13,5 triệu hành khách, giảm khoảng 14,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vận chuyển quốc tế đang đóng băng nên chỉ đạt 76 nghìn khách, giảm 97,2% so với cùng kỳ năm 2020. Vận chuyển nội địa có tăng so với năm 2020 một chút là gần 2%. Các doanh nghiệp cũng đang cố gắng chủ động chuyển đổi sang vận chuyển hàng hóa, vật tư y tế, hàng hóa cứu trợ để bù lại phần chuyên chở hành khách bị sụt giảm.

Trong khi đó, tất cả các doanh nghiệp vẫn phải chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để sẵn sàng khi phục hồi. Số lượng máy bay nằm lại sân bay cõng chi phí lên đến 100 tỷ đồng/ngày. Kể cả khi phải dừng hoạt động, không có dòng tiền thu thì hàng tháng, các hãng bay vẫn phải thanh toán các khoản chi phí lớn liên quan đến thuê mua tàu bay, bảo dưỡng, phí sân đỗ... 

Hiện, các khoản nợ đến hạn mà Vietnam Airlines cần thanh toán cho các ngân hàng trong năm 2021 là 2.053 tỷ đồng.

Ngoài ra, 4.021 tỷ đồng nợ quá hạn nhiên liệu, sửa chữa bảo dưỡng động cơ, phụ tùng vật tư từ nhiều đối tác trong và ngoài nước, như Air France, KLM Engineering and Maintenance, Rolls-Royce plc...

Còn lại, 1.847 tỷ là nợ dịch vụ chuyến bay, dịch vụ hàng không của các đối tác trong nước, như Tổng công ty Quản lý bay (VATM), Tổng công ty Cảng hàng không (ACV)... 

Ngẫm lại 14 năm ngồi ghế Chủ tịch Vietnam Airlines, TS. Nguyễn Sỹ Hưng, nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc Vietnam Airlines nói: “Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, Vietnam Airlines chưa bao giờ khó khăn như bây giờ, cũng chưa bao giờ bị lỗ. Chỉ trong hơn một năm, các hãng hàng không đều phải đối diện nguy cơ cạn kiệt dòng tiền”.

Rủi ro lan toả khi hàng không “gãy cánh”

Từ thực tế này, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo đánh giá, ngành hàng không có vai trò đặc biệt trong việc kết nối Việt Nam với thế giới, duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản xuất giữa Việt Nam và toàn cầu. Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tàn phá nhiều ngành công nghiệp, nhưng với riêng ngành hàng không, nếu không có các giải pháp kịp thời cứu ngành, sẽ để lại 2 hậu quả rất lớn.

Thứ nhất, rủi ro về thanh khoản. Các doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để đáp ứng các khoản chi trả gồm có nợ ngắn hạn của ngân hàng, nợ các nhà cung cấp và đặc biệt quan trọng là trả lương cho hàng ngàn lao động.

Thứ hai, rủi ro về kiệt quệ tài chính. Nếu tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp không được giải quyết, sẽ để lại hậu quả tái cấu trúc rất tốn kém trong tương lai.

Cùng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, ngành hàng không có tính liên thông, đa ngành, tác động lan tỏa rất lớn. Theo nghiên cứu của IATA, một việc làm trong ngành hàng không sẽ ảnh hưởng tới 24 việc làm trong các ngành có liên quan như dịch vụ lữ hành, xăng dầu, dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn... Các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư, M&A với Việt Nam, nhà đầu tư cần bay đi bay lại để tìm hiểu, đàm phán và ký kết hợp đồng đầu tư. Thời gian vừa qua, rất nhiều thương vụ M&A đã bị ảnh hưởng vì các chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài không thể tới Việt Nam để đàm phán, ký kết cũng như là khảo sát được.

Do đó, chuyên gia nhấn cần "cứu" các hãng hàng không. “Dù là hãng bay của nhà nước hay hãng bay tư nhân thì cũng cần thiết phải có hỗ trợ của Nhà nước để các doanh nghiệp hàng không không rơi vào các rủi ro trên, thậm chí xấu hơn là giải thể, hợp nhất hay phá sản”, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh.

Kỳ II: Cấp bách tái cấp vốn

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Cấp cứu" doanh nghiệp hàng không (kỳ I): Khủng hoảng lan toả tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713533800 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713533800 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10