Câu chuyện ao cá và những bài học kinh doanh

Nguồn: Tiếp bước thành công 21/10/2019 15:00

Bài học kinh doanh có thể bắt nguồn từ những câu chuyện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.

1. Vài ngày trước một ao cá khai trương, phí câu cá là 300 nghìn.

Ông chủ nói không câu được cá sẽ đưa cho một con gà. Thế là rất nhiều người đều đi. Khi trở về, mỗi người mang theo một con gà.

Sau đó, người canh cổng ao cá nói, ông chủ vốn là hộ nuôi gà chuyên nghiệp, ao cá này không có cá.

Phương pháp này gọi là “xả hàng tồn kho”.

2. Sau vài ngày, một ao cá khác cũng khai trương, câu cá miễn phí.

Nhưng câu cá lên phải mua với giá 150 nghìn một cân. Kết quả vẫn có rất nhiều người đi. Điều kỳ lạ là cho dù có biết câu cá hay không đều có thể một ngày câu hơn mười con. Tất cả mọi người đều cảm thấy mình là bậc thầy câu cá.

Sau đó, người canh cổng ao cá nói cá là mua từ chợ bán sỉ 30 nghìn một cân. Con trai ông chủ lặn dưới nước mắc từng con từng con một vào lưỡi câu.

Phương pháp này gọi là “cải cách phía cung”.

3. Hai ngày sau, một cái ao cá thứ ba được khai trương.

Ao cá này được phép tung lưới bắt cá, lại để cho khách hàng mặc áo tơi, đeo mũ rộng vành, trèo lên thuyền nhỏ, giả trang thành ngư dân, trải nghiệm cuộc sống sông nước.

Ao cá có người chuyên môn phụ trách chụp ảnh đẹp, cho khách hàng chia sẻ trên mạng nhằm thu hút thêm khách hàng. Cuối cùng, cá đánh bắt được bán với giá 100 nghìn một cân. Rất nhiều người thích đi. Một lần thả lưới là bắt được hơn mấy chục cân cá.

Ao cá một ngày tiêu thụ tăng từ 250 cân đến 5000 cân. Hơn nữa, chu kỳ thời gian được rút ngắn. Khách hàng trải nghiệm bắt cá thật vui vẻ, cũng mang đi bán tháo ở chợ bán sỉ. Sau đó, người canh cổng ao cá nói phương pháp này gọi là “đòn bẩy cải cách”.

4. Ao cá thứ tư lại khai trương, lấy cảm hứng từ ba ao cá trước.

Ao cá này được câu miễn phí, cá câu lên có thể miễn phí lấy đi. Rất nhiều người thích đi. Một số người thực sự câu được mỹ nhân ngư.

Sau đó cùng ăn trưa với người cá. Thu nhập từ phục vụ ăn uống so với câu cá cao hơn nhiều. Xem ông chủ ao cá nói, thực ra mỹ nhân ngư là tôi dùng tiền mời đến đấy! Phương pháp này gọi là “khai thác sâu nhu cầu khách hàng”.

5. Gần đây, áo cá khai trương khá nhiều, trở thành một dự án nóng.

Ông chủ thường xuyên nói với khách hàng câu cá, đầu tư ao cá kiếm được nhiều tiền, nửa năm thu hồi vốn, một năm gấp đôi. Để huy động vốn, bây giờ đẩy ra kế hoạch khuyến khích hội viên. Một lần duy nhất góp 18 triệu nhưng hưởng chế độ ưu đãi hội viên vĩnh viễn, đồng thời được hưởng 1% cổ phần công ty, hàng năm chia hoa hồng 5 triệu.

Nếu như rất cần tiền, còn có thể chuyển nhượng cổ phần. Khách hàng đang lo không có chỗ đầu tư, một dự án tốt như thế, không đợi đến trưa, một trăm người giao tiền. nên học kế toán thực hành ở đâu

Sau đó người canh cổng ao cá nói, ông chủ năm ngoái vay ngân hàng 2 tỷ đồng đã quá hạn, hôm nay là hạn chót trả nợ rồi, còn nợ nửa năm tiền lương của nhân viên. Phương pháp này gọi là “chứng khoán hóa tài sản”.

6. Ngày ao cá thứ năm khai trương, truyền thông đưa tin rộng khắp.

Rất nhiều ông chủ doanh nghiệp đến học hỏi kinh nghiệm.

Ông chủ ao cá chống đỡ không kịp, cuối cùng phải giải thích, thực ra là người canh cổng mới là đại cổ đông sau lưng chỉ đạo mỗi lần cải cách thành công. Ông chủ tiếp phóng viên thăm hỏi nghẹn ngào rơi nước mắt nói: “Trước kia tôi chỉ là người làm ăn bình thường, có thể có thành công hôm nay là do tôi không ngừng học tập.” Cái này gọi là: “Tri thức thay đổi vận mệnh, ý tưởng quyết định lối thoát”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Câu chuyện ao cá và những bài học kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO