Với 4,49/5,85 triệu tấn than (tương đương 76,76%) đã được cung cấp cho các nhà máy Nhiệt điện của EVN. Như vậy, lượng than được cung cấp đã thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng.
>>>Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV): Chủ động trước biến động!
>>>Quảng Ninh: Giải pháp nào cho Tập đoàn Công nghiệp Thannhững bãi thải của TKV?
Trước đó, Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1225/BCT-DKT ngày 11/3/2022 về việc “đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện”. Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng Hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu).
Được biết, trong tháng 3 vừa qua, tổng khối lượng than thực cấp của TKV và Tổng công ty Đông Bắc cấp cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN thấp hơn nhiều so với nhu cầu vận hành của các nhà máy này. Đặc biệt, nhà máy Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1 cũng không được cung cấp đủ than theo như hợp đồng cung cấp than đã ký từ cuối năm 2013 và như vậy có thể dẫn tới nguy cơ phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.
>>>Chính phủ tháo gỡ khó khăn chồng lấn khu vực khai thác than cho TKV
Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát. Cụ thể: các nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 hiện nay chỉ đủ than vận hành 1 tổ máy ở mức 60 - 70% công suất; nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng chỉ đủ than vận hành cho 1 trong 4 tổ máy.
Do đó, toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt tới hơn 3.000 MW nhiệt điện than. Mặc dù các đơn vị cung cấp than (TKV và Tổng Công ty Đông Bắc) đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn để khai thác than từ các mỏ trong nước và nhập khẩu than để pha trộn, nhưng thông tin từ TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cho biết, tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới. Như vậy, nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4 trở đi là rất hiện hữu.
Theo báo cáo của TKV, tính riêng 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng than nguyên khai đạt 6,38 triệu tấn, than sạch thành phẩm 6,14 triệu tấn, than tiêu thụ 6,69 triệu tấn, bóc đất đá 16,62 triệu m2, đào 32.577m lò; nộp ngân sách nhà nước 2.600 tỷ đồng; tiền lương bình quân của cán bộ, công nhân đạt 14,58 triệu đồng/người/tháng. Dự kiến quý I/2022, TKV sản xuất đạt 10,37 triệu tấn than, đạt 26,5% kế hoạch năm; than tiêu thụ 11,46 triệu tấn, đạt 26,66% kế hoạch năm. Năm 2022, TKV giao Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả tiêu thụ hơn 55,4 triệu tấn than; than mua mỏ hơn 54,5 triệu tấn. Mặc dù từ đầu năm đến nay, đơn vị ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 cộng với giá than nhập khẩu, nhiên liệu tăng mạnh dẫn đến Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu.
Nỗ lực …
Với sản lượng than cung cấp cho nhiệt điện năm 2022 tăng và chiếm chủ yếu sản lượng than sản xuất của TKV, Bộ Công Thương đang yêu cầu TKV đáp ứng đủ than cấp cho nhiệt điện theo các hợp đồng đã ký kết, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. TKV khẩn trương chỉ đạo các đơn vị khắc phục khó khăn của dịch bệnh, có giải pháp trước mắt về huy động lao động, bố trí sản xuất cũng như giải pháp lâu dài, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, về giá than, nhập khẩu than... Đặc biệt đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng, đáp ứng than cho nền kinh tế, nhất là than cho nhiệt điện, trong đó có 3 nhà máy nhiệt điện BOT gồm: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Mông Dương và Hải Dương.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương từ đầu năm 2022 đến nay, TKV đã yêu cầu các đơn vị thực hiện thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, đảm bảo sản xuất, đáp ứng than cho khách hàng. Hiện nay, các đơn vị đang nỗ lực sản xuất phù hợp để giữ ổn định sản xuất, cung cấp than cho các khách hàng, nhất là than cho nhiệt điện. Căn cứ nhu cầu của thị trường và tình hình thực tế, cùng với đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng, chế biến, tiêu thụ chủng loại than, TKV còn tăng cường công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ than chất lượng cao, phân công các đơn vị có tài nguyên và điều kiện sản xuất than chất lượng cao như Than Đèo Nai, Cao Sơn, Hà Lầm, Nam Mẫu, Vàng Danh..., ưu tiên giao than chất lượng tốt cho các nhà máy tuyển để chế biến, chuẩn bị đủ chân hàng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Theo ông Phan Xuân Thủy - Phó Tổng Giám đốc TKV cho biết: để đáp ứng nhu cầu than tiêu thụ, TKV đã điều hành tăng sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2022 lên mức tối đa (gần 41 triệu tấn). Tuy nhiên, kể cả tăng sản lượng than nguyên khai sản xuất nhưng không có than nhập khẩu hoặc than nhập khẩu về chậm, chất lượng không đảm bảo thì việc cấp than cho các hộ điện sẽ khó khăn. Trong những ngày đầu tháng 3/2022, kiểm tra sản xuất và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, chế biến tiêu thụ than.
Theo ông Thủy: Để đảm bảo sản xuất và tăng sản lượng, các đơn vị phải bám sát và thực hiện nghiêm chỉ đạo điều hành của Tập đoàn từng tháng, từng quý. Các đơn vị hầm lò khắc phục các khó khăn về lao động, công nghệ, thiết bị..., tăng cường ứng dụng công nghệ mới, cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao với mức cao nhất. Các đơn vị sản xuất lộ thiên tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương xuống moong đẩy mạnh ra than trước mùa mưa, thực hiện nghiêm kỹ thuật khai thác, đổ thải, chú trọng công tác làm đường mỏ, công tác an toàn lao động, môi trường, phòng chống mưa bão.
Được biết, nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của ngành Than, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Than. Mới đây, tỉnh Quảng Ninh đã gia hạn thời gian vận chuyển than của Tổng Công ty Đông Bắc từ các khai trường mỏ ra các cảng giao cho các khách hàng trên địa bàn TP Hạ Long.
Ngày 21/1/2022, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 487/UBND-GT1 về việc đồng ý gia hạn cho Tổng Công ty Đông Bắc tiếp tục vận chuyển than từ mỏ Quảng La, Dân Chủ ra cảng Làng Khánh (TP Hạ Long) và vận chuyển than từ khu vực mỏ Tây Nam Khe Tam, xã Dương Huy, TP Cẩm Phả ra cảng Tâm Thành, xã Vũ Oai, TP Hạ Long. Thời gian vận chuyển đến hết năm 2022, với tổng khối lượng 420.000 tấn than trong cả năm.
Theo ông Nguyễn Văn Cường - Phó Giám đốc Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ - Tổng Công ty Đông Bắc, cho biết: Do điều kiện khó khăn từ vị trí khai thác, sản xuất đến vị trí tập kết, tiêu thụ chưa có tuyến đường nào khác ngoài đường bộ, năm 2022, tỉnh tiếp tục gia hạn cho quá trình vận chuyển than của Tổng Công ty từ kho than của các mỏ ra cảng trên địa bàn TP Hạ Long. Sự tạo điều kiện giúp đỡ của tỉnh Quảng Ninh đã giúp Tổng Công ty cũng như các đơn vị thành viên tập trung đầu tư các nguồn lực để phát triển sản xuất.
Được biết, Tổng Công ty Đông Bắc triển khai xây dựng kế hoạch, lộ trình để đảm bảo giai đoạn 2022-2024 chấm dứt vận chuyển than từ mỏ ra cảng trên các tuyến quốc lộ theo Nghị quyết 16-NQ/TU ngày 9/5/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Có thể bạn quan tâm