Tại Diễn đàn Đô thị văn hoá hội tụ CICON Hanoi 2022 mới đây, CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên đã đề xuất 7 giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
>>>CEO IPPG: Nếu có đội bay Freighter, FDI sẽ dời nhà máy về Việt Nam
Chia sẻ tại Diễn đàn, bà Lê Hồng Thủy Tiên – CEO Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết, IPPG đã hoạt động ở Việt Nam hơn 37 năm, đầu tư trong nhiều lĩnh vực: kinh doanh miễn thuế, dịch vụ phi hàng không sân bay, quảng cáo, mỹ phẩm, thời trang, rượu, thức ăn nhanh, đầu tư quản lý sân bay, trung tâm thương mại…
Bên cạnh đó, IPPG còn là nhà phân phối tại Việt Nam với 108 thương hiệu đẳng cấp thế giới, tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động. Bà Thủy Tiên khẳng định, trong các ngành kinh doanh của IPPG có liên quan mật thiết đến ngành công nghiệp văn hóa, nhất là việc kinh doanh thời trang.
Theo CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên, với sự phổ biến rộng rãi của các lĩnh vực K-pop, K-film hay K-beauty tại thị trường Việt Nam và dựa vào sức ảnh hưởng của Hallyu, Hàn Quốc đang đưa ngành công nghiệp thời trang của mình lên một tầm cao mới.
“Thời trang Hàn Quốc đã tận dụng tốt lợi thế đó để đưa thương hiệu mình vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và vươn ra khu vực và thế giới. Và sức mạnh của công nghiệp văn hóa Hàn Quốc không chỉ có thời trang, mà còn là ngành công nghiệp mỹ phẩm, điện ảnh, truyền thông và biểu diễn, ẩm thực... Nhờ Hàn Quốc đã có những chính sách, chiến lược táo bạo trong việc xuất khẩu văn hóa”, CEO Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ.
Bà Thủy Tiên cho rằng, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương tự do hóa ngành thời trang, mỹ phẩm, âm nhạc, điện ảnh, công nghệ biểu diễn, đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm mua sắm, nghe nhìn của cả châu lục, và vươn tầm ra toàn cầu.
Kết quả làdoanh thu từ ngành công nghiệp Văn hóa đã mang lại cho xứ sở Kim Chi không chỉ là những khoản lợi nhuận khổng lồ, mà còn giúp quảng bá, giới thiệu cho khán giả trên toàn thế giới biết đến vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa, lịch sử Hàn Quốc.
“Với việc triển khai bền bỉ và thống nhất các chính sách dựa trên trụ cột là phát triển công nghiệp văn hóa, gắn với các mục tiêu khác của đất nước, gắn chính sách đối nội với chính sách đối ngoại, Hàn Quốc đã và đang tạo nên nhiều bất ngờ cho cả thế giới”, CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên nhấn mạnh.
>>>Ưu tiên doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp văn hóa
Bà Lê Hồng Thủy Tiên đánh giá, đời sống văn hóa của Việt Nam thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt, trong việc phát triển công nghiệp văn hóa vànhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa được gắn liền với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa.
Do đó, để ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển, bà Thủy Tiên đề xuất 7 giải pháp, cụ thể: Thứ nhất, Việt Nam cần phải thay đổi tư duy, đánh giá đúng vai trò sức mạnh mềm của công nghiệp văn hoá. Bởi theo bà, văn hoá không chỉ đơn thuần là món ăn tinh thần của nhân dân mà sẽ là các sản phẩm lan tỏa giá trị văn truyền thống đến thế giới.
Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam rất cần thiết trong khu vực, Hàn Quốc giúp Việt Nam phát triển và Việt nam đang và sẽ là đối tác chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên.
Thứ hai, Chính phủ cần xác định công nghiệp hóa là ngành kinh doanh phát triển nội địa và xuất khẩu đóng góp lớn vào GDP của đất nước.
Thứ ba, cần chuẩn bị nền móng về nhân sự cho ngành công nghiệp sáng tạo này. Trước hết đó là việc đào tạo, thu hút nhân tài trong và ngoài nước.
Thứ tư, Việt Nam cần nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tham gia xây dựngtầm nhìn chiến lược dài hạn về phát triển công nghiệp văn hóa.
Thứ năm, cần xây dựng các công ty giải trí và truyền thông chuyên nghiệp tạo điều kiện thông thoáng, ưu đãi trong việc xã hội hoá các hoạt động biểu diễn, Nhà nước sẽ đóng vai trò là bệ đỡ, các công ty giải trí sẽ thực hiện vai trò cụ thể của mình.
Thứ sáu, vai trò của 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài cũng chính là cầu nối hữu nghị quan trọng, góp phần tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử, phong tục, truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam với các nền văn hóa khác trên thế giới.
Thứ bảy là tạo ra hành lang pháp lý vững chắc xuyên suốt nhất quán, Việt Nam cần có Luật xúc tiến công nghiệp văn hóa.
Diễn đàn Đô thị văn hóa hội tụ CICON Hanoi 2022 với chủ đề "Hợp tác kinh tế nhằm phát triển ngành công nghiệp hội tụ văn hóa đô thị Hàn Quốc - Việt Nam”. Diễn đàn được đồng tổ chức bởi Korea CEO Summit (KCS) và Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA) nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc và Việt Nam. Diễn đàn với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, doanh nhân Hàn Quốc và Việt Nam đã chia sẻ về những vấn đề liên quan đến những thách thức và cơ hội hợp tác, phát triển kinh tế giữa hai nước. Đặc biệt, vấn đề hợp tác kinh tế nhằm phát triển ngành công nghiệp hội tụ văn hóa đô thị được cả các đại biểu quan tâm. CEO Lê Hồng Thuỷ Tiên và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình vinh dự là 2 đại biểu quan trọng đại diện cho các Doanh nghiệp Việt Nam được mời làm Diễn giả tại Diễn đàn. |
Có thể bạn quan tâm
Ưu tiên doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp văn hóa
12:10, 26/11/2022
Hà Nội thúc đẩy công nghiệp văn hoá
12:28, 12/11/2022
Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa gắn với du lịch “xanh” tại Tây Hồ
07:29, 31/08/2022
CEO IPPG: Nếu có đội bay Freighter, FDI sẽ dời nhà máy về Việt Nam
03:00, 17/10/2022
CEO IPPG: Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng của sự phát triển
03:00, 26/09/2022
CEO IPPG: 6 lợi ích của bình đẳng giới trong doanh nghiệp
15:17, 30/12/2021