CEO IPPG: Nếu có đội bay Freighter, FDI sẽ dời nhà máy về Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Bà Lê Hồng Thủy Tiên cho biết, IPPG đã trao đổi với những doanh nghiệp lớn FDI và họ cho biết, nếu Việt Nam có một đội bay Freighter, họ sẽ di dời nhà máy OEM từ các nước khác về Việt Nam.

>>>CEO IPPG: Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng của sự phát triển

Chia sẻ tại Talkshow “Khát vọng kiến tạo và phát triển thương hiệu xanh Việt Nam”, bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết, quyết định thành lập hãng hàng không hàng hóa IPP Air Cargo xuất phát từ thời điểm IPPG bị đứt gãy chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19. Những mặt hàng thời trang cũng như mặt hàng phục vụ khách du lịch trong toàn hệ thống sân bay, các cửa hàng nội địa bị tăng giá rất cao về chi phí vận chuyển.

CEO IPPG bà Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ tãi sự kiện.

CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ tại sự kiện.

CEO IPPG cho biết, sau khi làm việc với nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, họ cũng gặp bài toán rất nan giải liên quan đến vận chuyển hàng hóa. 

Bà cho rằng, Việt Nam kêu gọi nhà đầu tư FDI vào, nhưng chúng ta lại không có một đội bay chuyên nghiệp vận chuyển hàng hóa. Bà dẫn chứng, một doanh nghiệp FDI lớn tại Hải Phòng muốn xuất khẩu bằng đường hàng không thì phải kéo hàng lên Hà Nội thì chi phí sẽ rất cao.

Do đó, bà Lê Hồng Thủy tiên cho rằng, nếu có hãng hàng không chuyên nghiệp vận tải hàng hóa bay thẳng từ Hải Phòng đi các nước, tính sơ bộ 1 năm có thể tiết kiệm được cho doanh nghiệp 500.000 USD.

“Chúng tôi đang chờ tín hiệu chập thuận cấp  phép cuối cùng từ Chính phủ. Nếu được cấp  phép, chúng tôi hy vọng hãng hàng không IPP Air Cargo sẽ giải được rất nhiều bài toán cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mơ ước của chúng tôi là gì? Đó là đưa trái cây, nông sản sạch của Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới, đến tay người tiêu dùng Nhật Bản, Úc... một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất”, CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ.

Bà cũng lấy một dẫn chứng khác là việc xuất khẩu cua của Cà Mau. Theo đó, cua sẽ phải chở bằng xe từ Cà Mau lên TP.HCM thay vì từ Cà Mau lên Cần Thơ, nếu bay được từ Cần Thơ, cua Cà Mau có thể đi ra đến Hải Phòng để xuất sang Trung Quốc một cách nhanh chóng, tiết kiệm nhất cũng như có thể giải quyết sự quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất. Hay như đối với mặt hàng gạo, có những sản phẩm gạo rất cao cấp, khách hàng sẵn sàng trả chi phí để nhận được hàng nhanh nhất, nhưng hiện nay rất vất vả.

Cũng tại sự kiên, Tổng Giám đốc Tập đoàn IPPG là 1 trong 8 doanh nhân được vinh danh “Doanh nhân xuất sắc”.

Cũng tại sự kiện, Tổng Giám đốc Tập đoàn IPPG Lê Hồng Thủy Tiên là 1 trong 8 doanh nhân được vinh danh “Doanh nhân xuất sắc”.

“Hiện 4 máy bay của IPP Air Cargo đã chuyển đổi và nằm chờ sẵn, đội ngũ nhân viên chủ chốt và tất cả mọi thứ đã được chúng tôi đầu tư và chuẩn bị sẳn theo Nghị định 89/2019/NĐ-CP về việc kinh doanh có điều kiện với hãng hàng không hàng hóa, giờ chỉ cần có Giấy phép là chúng tôi hy vọng có thể bay sớm. Chúng tôi cũng cam kết rằng sẽ phục vụ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp FDI để tạo một nền tảng bền vững”, bà Tiên nhấn mạnh.

CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên cũng cho biết, phía IPPG đã trao đổi với và những doanh nghiệp FDI lớn. Họ cho biết, nếu Việt Nam có một đội bay Freighter, họ sẽ di dời nhà máy OEM từ các nước khác về Việt Nam, bởi họ cảm thấy đây là một trong những yếu tố rất bền vững để tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Bà Tiên nhấn mạnh, sứ mệnh của IPP Air Cargo là “góp phần hàn gắn chuỗi cung ứng hàng hóa hàng không đang rối loạn của Việt Nam – Thế giới và ngược lại, đồng thời góp phần hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá việc vận chuyển hàng hóa hàng không của Việt Nam, một đất nước có chỉ số xuất khẩu luôn tăng trưởng hai con số.

“Đây là một cuộc “chơi” tốn kém, đã xác định lỗ trong ba năm, nhưng IPPG chấp nhận làm vì muốn đưa tinh hoa Việt Nam ra thế giới một cách nhanh nhất. Và đặc biệt là góp phần tăng vị thế cho Việt Nam thành HUBs logistic vận chuyển hàng hóa hàng không của cả khu vực”, CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên nhấn mạnh.

Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết, gần ba năm trải qua đại dịch là giai đoạn khó khăn thách thức nhất với mỗi doanh nhân.

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ tại sự kiện.

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ tại sự kiện.

Ông Trương Gia Bình cho rằng, trước thách thức đó, điều quan trọng nhất với doanh nhân là sự trụ vững, tiến lên và tinh thần kiên cường. Doanh nhân vốn dĩ làm việc với những thách thức và mạo hiểm càng lớn thì kết quả sẽ càng lớn.

Nói về việc phát triển thương hiệu xanh, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết, đây không chỉ còn là đạo đức doanh nghiệp mà đã trở thành luật chơi mới sau sự kiện COP26 mà ở đó Thủ tướng Chính phủ đưa ra cam kết Việt Nam đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

"Doanh nghiệp tạo ra nhiều CO2 sẽ phải trả giá vô cùng đắt. Trước tiên là cái giá về vốn. Làm doanh nghiệp không sạch thì phải cộng thêm lãi suất về carbon. Mua bán giá của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán sẽ cộng thêm vào lượng phát thải carbon. Xuất khẩu sẽ đánh thuế carbon. Thế giới đang bước vào cuộc chơi mới mà Việt Nam phải đi rất nhanh", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình phân tích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CEO IPPG: Nếu có đội bay Freighter, FDI sẽ dời nhà máy về Việt Nam tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713622685 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713622685 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10