CEO Tiki nhận định, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như "khởi nghĩa", cần chuẩn bị "đạn". Đạn ở đây là nguồn vốn. Đây là vấn đề khó khăn trong hàng thập kỷ qua đối với các DN.
Chia sẻ tại tọa đàm “Các mô hình kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Nút thắt và các khuyến nghị", ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO Tiki bày tỏ khó khăn nhất khi khởi nghiệp là gọi vốn, trong khi nhà đầu tư đều đặt câu hỏi lợi nhuận, làm sao thoái vốn thành công... nhất là với một thị trường mà công ty khó lên sàn. Ông Sơn lấy ví dụ, ở các sàn chứng khoán của Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, các công ty niêm yết mà không cần có lãi, chỉ cần tăng trưởng.
Ở Việt Nam, khi các nhà đầu tư nhìn quy mô và thị trường thì có sự hấp dẫn nhưng thực sự chưa đủ lớn, chưa đạt mức nghìn tỷ.Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Csaba Bundik, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng startup có thể học hỏi từ nhiều quốc gia. Ví dụ, chính phủ Malaysia đã ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư thiên thần. Nếu đầu tư vào một start up, hai năm sau sẽ được giảm thuế thu nhập.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thời gian qua, số lượng và chất lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng tăng với hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp. Chất lượng và số lượng đơn vị đầu tư các start up có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 với tổng số vốn đầu tư 889 triệu USD, tăng 3 lần so với năm 2017. Đáng chú ý, số lượng và hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần có xu hướng tăng, đã có tính hệ thống hơn, phát triển các hoạt động liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Điều thứ hai là cơ chế thử nghiệm sandbox – hữu ích về mặt ngắn hạn nhưng về lâu dài có thể không hiệu quả nữa. Doanh nghiệp chỉ khởi nghiệp ban đầu, sau này không nên là start up nữa, không nên bảo hộ qua.
Ngoài ưu đãi thuế, nếu các nhà đầu tư thiên thần thua lỗ, chính phủ có thể bồi hoàn một phần để yên tâm hơn khi đầu tư, gánh đỡ những rủi ro ban đầu, từ đó quy trình sẽ nhanh hơn, cân bằng hơn giữa khu vực công và tư.
Là người có kinh nghiệm làm việc từ một quỹ lớn với số vốn 3 tỷ USD, hàng hăm có các chương trình tài trợ cho doanh nghiệp công nghệ, ông Bundik cho rằng giáo dục khởi nghiệp cũng là yếu tố rất quan trọng đối với startup. “Kinh doanh cũng như làm sao giáo dục cho các ngân hàng để hiểu về khởi nghiệp, từ đó đầu tư cho khởi nghiệp. Ví dụ, ban đầu hầu hết các nhà đầu tư thiên thần không hiểu về khởi nghiệp, nên cần tập trung cho giáo dục, làm thế nào để tập hợp kiến thức từ giai đoạn đầu đến giai đoạn IPO”, ông Bundik nói.
Ngoài ra, cũng cần đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào trường học. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ cần được thúc đẩy trong các start up ở Việt Nam, giúp cạnh tranh tốt hơn ở cấp độ đa quốc gia.