Không thể phủ nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của của sản phẩm bảo hiểm liên kết phân phối tại ngân hàng (gọi là bancassurance hoặc gọi tắt là bancas) đã mang đến sự sôi động cho thị trường.
>>Bancassurance: Nghĩ về Kiểm soát và Tự nguyện
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo thanh kiểm tra không để doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm mới cho vay.
Ý nghĩa thì tốt đẹp nhưng sự nở rộ quá mức và thiếu kiểm soát của bancassurance khiến thị trường này như miếng bánh bị cho bột nở quá tay, và hậu quả là người dân phản ứng vì không đảm bảo quyền lợi.
Hàng loạt công ty bảo hiểm hàng đầu trên thế giới đã đến Việt Nam, mang lại dòng vốn đầu tư lớn và các sản phẩm bảo hiểm đã được thiết lập theo chuẩn mực toàn cầu, nâng tầm giá trị cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Nhiều nhà băng không chỉ thu được nguồn phí hợp tác độc quyền, phí dịch vụ lớn, qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng và giảm dần tỷ trọng phụ thuộc tín dụng - giảm thu nhập lãi thuần từ tín dụng và tăng thu dịch vụ, thêm “mảng miếng” để thu hút khách hàng.
Rất nhiều ngân hàng đã cải thiện cả vị thế kinh doanh trên tổng doanh thu, lợi nhuận, trong đó có sự đóng góp của bancassurace và được gọi tên, điểm mặt trên thị trường này. Điển hình năm 2022, MBBank với MB Ageas Life, VIB với Prudential, Sacombank kết hợp Dai ichi Life hay ACB hợp tác cùng SunLife, Techcombank -Manulife, VPBank-AIA Việt Nam... đều ghi nhận lãi thuần dịch vụ cao, một phần với kết quả bancas vượt trội.
Khách hàng, “thượng đế” cũng có nhiều lựa chọn hơn, với sản phẩm bảo hiểm là một lớp phòng vệ tài chính cần thiết trong đời sống cá nhân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp có thêm đối tác gánh đỡ rủi ro trong quá trình kinh doanh, thương mại, đầu tư... Theo đó mà bảo hiểm nhân thọ lẫn bảo hiểm phi nhân thọ đều đã bắt đầu được người dân, doanh nghiệp biết đến nhiều hơn.
Nhưng bancassurance Việt Nam theo đánh giá chung còn rất sơ khai, còn nhiều dư địa lớn. Với tăng trưởng tích cực hiện tại thì từ nay tới năm 2025, mức tăng trung bình sẽ là 6,5-7%/năm; theo đó tỷ lệ bao phủ bảo hiểm của Việt Nam còn thấp, căn cứ trên cơ sở hiện là 2,7% và Chính phủ mong muốn nâng lên mức 3,5% vào năm 2025. Đáng chú ý mức độ bao phủ bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam so với các quốc gia khác thực sự khiêm tốn: Mới chỉ khoảng 10% dân số Việt Nam mua bảo hiểm nhân thọ trong khi con số này tại Malaysia là 50%, tại Singapore là 80%. Bên cạnh đó, tỷ lệ khách hàng mua bảo hiểm tại ngân hàng cũng rất thấp, mới chiếm 5-8% lượng khách hàng của ngân hàng.
>>Tránh "một cổ hai tròng" Bancassurance
Có lẽ chính vì vậy mà tệp khách hàng (big data) của các ngân hàng chưa khai thác sâu bảo hiểm thường được ví von là “mỏ vàng” chưa được khai phá hết, hứa hẹn những mối "lương duyên". Mà mối lương duyên đó là hàng nghìn tỷ đồng phí độc quyền và doanh thu phí dịch vụ kéo dài 5,10, thậm chí 15, 20 năm, đồng nghĩa khách hàng của ngân hàng sẽ được “phục vụ” bảo hiểm tối ưu, sự cạnh tranh trong ngành cũng tăng lên.
Tuy nhiên gần đây, nhiều người dân, doanh nghiệp đã lên tiếng phản ánh về việc bị “ép” mua bảo hiểm - mua nợ dài hạn, đi ngược nguyên tắc “tự nguyện” của Luật kinh doanh bảo hiểm; hay thậm chí nhiều người gửi tiền tiết kiệm nhưng đã bị chèo kéo tư vấn biến thành hợp đồng tư vấn đầu tư...
Phải chăng, cần xuất phát lại theo đúng định vị ban đầu của sản phẩm: Là sự kết hợp, cộng sinh của ngân hàng để có thêm sản phẩm được giới thiệu, thõa mãn lựa chọn của khách hàng; xa hơn đóng góp vào mục tiêu phổ cập tài chính quốc gia, thay vì đâu đó bằng mọi giá vì lợi nhuận. Cú “rung chuông” của Bộ Tài chính khi thanh kiểm tra hoạt động này sự vào cuộc qua đường dây nóng được thiết lập của NHNN là một đòi hòi từ thực tiễn. Vai trò kiểm tra, giám sát và chế tài cần được xây dựng chặt chẽ hơn nữa cho các tổ chức tài chính tránh đổ vỡ quỹ bảo hiểm, không bảo đảm khả năng bồi thường khi có sự cố của khách hàng...
Cần nhớ rằng tình trạng biến tướng đã xuất hiện trong thời gian dài, NHNN cũng đã nhiều lần có thông điệp nghiêm cấm hành vi chèo kéo, ép khách hàng mua bảo hiểm. Đã cấm sao còn xuất hiện hay do chế tài chưa nghiêm, quản lý chưa chặt, là một vấn đề.
Vai trò kiểm tra, giám sát và chế tài cần được xây dựng chặt chẽ hơn nữa cho các TCTD tránh đổ vỡ quỹ bảo hiểm, không bảo đảm khả năng bồi thường khi có sự cố của khách hàng đồng thời có nên Bộ Tài Chính cần đưa ra một qui chặt chẽ, cụ thể về thị trường Bancas để ngăn chặn đây là kênh huy động vốn mới của các nhà tài phiệt trong kinh doanh bất động sản, trái phiếu trong thời gian qua (?).
Bên cạnh đó, rất đáng lo ngại về nhân lực tư vấn bảo hiểm bancas khi không ít tổ chức đã công khai đăng tuyển dụng nhân viên tư vấn không yêu cầu bằng đại học chuyên ngành tài chính, thậm chí có nơi nhận tốt nghiệm THPT, ưu tiên có kinh nghiệm tư vấn, sale marketing, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và ưu tiên trẻ (22-35 tuổi)...
Bảo hiểm là một sản phẩm tài chính đòi hỏi người tư vấn có hiểu biết tài chính và hiểu biết rõ về sản phẩm, nếu không muốn nói là một sản phẩm phức tạp, trong khi đối tượng thụ hưởng không phải ai cũng có thể hiểu và đọc hết những hợp đồng với các điều khoản rất dài. Bên cạnh đó, bảo hiểm đặc biệt nhân thọ là hợp đồng dài hạn, người tư vấn thường cũng sẽ chịu trách nhiệm kết nối với người mua và tổ chức, không phải “bán xong là xong”. Do đó để sản phẩm thực sự trở thành sản phẩm tài chính phòng vệ cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, góp phần phổ cập tài chính toàn dân, thì nhân lực phân phối bảo hiểm không thể am hiểu qua loa hay là các nhân viên ngân hàng “biệt phái”, qua loa.
Câu chuyện về nhân lực bancassurance này cũng có phần tương tự nhân viên giới thiệu trái phiếu tại các ngân hàng thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm