Chấn chỉnh vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng

Diendandoanhnghiep.vn Tại cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ gần đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu phải xử lý, chấn chỉnh nghiêm những vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng.

>>>Thuốc giả và tội ác

Chia sẻ với DĐDN, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh, phải sớm chấn chỉnh về lĩnh vực thực phẩm chức năng, nếu không sẽ rất nguy hại cho người tiêu dùng, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tiền bạc, thời gian của nhân dân.

- Với những chia sẻ ở trên, có phải ông đang muốn nói đến những bất cập quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thực phẩm chức năng?

Đúng vậy. Từng khâu của quá trình quản lý lĩnh vực này đều đang có vấn đề.

Thứ nhất, việc cấp phép thực phẩm chức năng của Cục An toàn thực phẩm - đơn vị được giao nhiệm vụ là hết sức rộng rãi và nhanh chóng, có những ngày có tới 30 sản phẩm thực phẩm chức năng được cấp phép. Với số lượng lớn như vậy đã dẫn đến tình trạng mất kiểm soát.

Thứ hai, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Cục An toàn thực phẩm cấp phép xong thì phải hậu kiểm. Yêu cầu này sẽ dẫn đến thực trạng “chuyện đã rồi”, khi cấp phép cho hàng nghìn sản phẩm trong một giai đoạn thì sẽ không đủ người để đi kiểm tra, thanh tra. Đặc biệt, khi kiểm tra, phát hiện ra những sản phẩm có dấu hiệu vi phạm thì thực phẩm chức năng đã được người tiêu dùng sử dụng.

Trên thực tế, hậu kiểm thường không nghiêm, xử lý còn nhẹ, như khiển trách, cảnh cáo. Thu hồi những sản phẩm sai phạm chỉ có một vài đơn vị, trong khi trên cả nước có hàng nghìn đơn vị sản xuất, hàng vạn cửa hàng bán sản phẩm thực phẩm chức năng.

Thứ ba, bên cạnh những sản phẩm tốt thì cũng có nhiều thực phẩm chức năng vi phạm. Cụ thể, “thổi phồng” sự thật như ngăn chặn ung thư, nâng chiều cao con người. Một số hãng sản xuất thực phẩm chức năng đưa hình ảnh của một số nhà giáo, nhà khoa học, bác sĩ… để quảng cáo sản phẩm.

Thứ tư, với thực phẩm chức năng, Bộ Y tế quy định phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP). Tuy nhiên, hiện nay có bao nhiêu nhà thuốc đạt GMP thì chưa công bố nhưng vẫn được cấp phép. Và với việc cấp phép nhiều như vậy thì rất dễ xảy ra sai phạm.

- Vì sao, Bộ Y tế đã có cả một hệ thống kiểm soát thực phẩm chức năng rất chặt chẽ, nhưng dư luận vẫn lo lắng về chất lượng, giá cả, độ trung thực của thông tin... thưa ông?

Đúng là quy trình kiểm soát nêu ra rất chặt chẽ, như tự công bố, thử nghiệm, hậu kiểm, rà soát, đánh giá của hội đồng… Bộ Y tế cũng đã giao chức năng nhiệm vụ cho Cục An toàn thực phẩm về cấp phép, xử lý hậu kiểm. Nhưng theo tôi, hậu kiểm rất khó khăn khi hàng hoá đã đưa ra thị trường.

p/Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn Hà Nội.

Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn Hà Nội.

Từ những phân tích trên đã cho thấy sự tràn lan và vi phạm của thực phẩm chức năng trong thời gian vừa qua. Việc này dẫn đến mất kiểm soát chất lượng và hậu kiểm đang có “vấn đề” với thực phẩm chức năng. Hậu kiểm không theo kịp sự phát sinh.

Ngoài ra, việc phối hợp với quản lý thị trường ra sao? Quản lý bán hàng trên mạng như thế nào? Trên các website đang “nở rộ” bán hàng thực phẩm, trong đó có cả thực phẩm chức năng.

Việc kinh doanh thực phẩm chức năng đưa đến “một vốn bốn lời”, nên đã có rất nhiều người chuyển sang kinh doanh sản phẩm này. Chúng ta còn chưa đề cập đến thực phẩm chức năng nhập khẩu, vấn đề này cũng rất nguy hiểm vì rất khó quản lý.

- Trước thực trạng trên, theo ông cần có những giải nào để sớm đưa lĩnh vực thực phẩm chức năng vào quản lý một cách hiệu quả, hướng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Chúng ta phải sớm chấn chỉnh về lĩnh vực này, nếu không sẽ rất nguy hại cho người tiêu dùng, gây rối loạn thị trường thực phẩm chức năng, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tiền bạc, thời gian của nhân dân. Từ đây, người dân mất lòng tin vào ngành dược, không tin vào các cơ quan xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng. Do đó tôi xin có một số kiến nghị.

Một là, phải xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của Cục An toàn thực phẩm có đủ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ được lĩnh vực này hay không?

Hai là, nên thực hiện tiền kiểm với thực phẩm chức năng thay vì hậu kiểm. Nhưng quy trình phải nhanh, không gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Ba là, với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, khi người bệnh nghe được thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng chữa được ung thư thì đã tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ để chuyển sang dùng thực phẩm chức năng khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì quảng cáo “đánh” vào tâm lý người bệnh rất mạnh, khi họ đang “chới với” và muốn cứu sinh mạng nên đã không “nề hà” sẵn sàng mua thực phẩm chức năng để dùng.

Do đó, cần nâng chế tài xử phạt đối với những sai phạm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo sai sự thật về công dụng của thực phẩm chức năng. Nếu sai phạm nhiều lần có thể rút giấy phép kinh doanh, nếu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng thì phải xử lý hình sự.

Bốn là, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quản lý nhà nước, nhất là giữa cơ quan thanh tra y tế và quản lý thị trường trong việc kiểm soát lĩnh vực thực phẩm chức năng.

Năm là, các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải lên án mạnh mẽ hơn về thực trạng này. Tiếng nói của cơ quan này còn thiếu trọng lượng. Phải lấy đích bảo vệ người tiêu dùng là mục tiêu cao cả, tối thượng.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chấn chỉnh vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711687723 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711687723 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10