Khởi nghiệp nông nghiệp:

Chàng thanh niên dân tộc Tày mê nông nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Có người được trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng, thậm chí có điều kiện để tiếp xúc với nhiều hình thức khởi nghiệp mới mẻ, từ đó thúc đẩy họ nỗ lực trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Ngược lại không ít những thanh niên nông thôn do điều kiện hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nhiều thanh niên phải bỏ dở con đường học tập…

Thế nhưng hơn ai hết trong những thanh niên ấy luôn nuôi dưỡng cho mình những ước mơ, hoài bão, chỉ cần có điều kiện là bùng lên mạnh mẽ.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, là anh cả trong một gia đình có 3 anh em, chàng thanh niên Lưu Lập Đức người dân tộc Tày ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã phải nghỉ học từ sớm do điều kiện gia đình khó khăn. Sau khi tham gia nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Đức phụ giúp gia đình làm nông nghiệp.

Lưu Lập Đức cho biết: Do điều kiện hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nhiều thanh niên phải bỏ dở con đường học tập.

Lưu Lập Đức cho biết: Do điều kiện hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nhiều thanh niên phải bỏ dở con đường học tập.

Lưu Lập Đức kể, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có truyền thống nông nghiệp từ lâu đời, nhiều năm trở lại đây nơi đây đã phát triển mạnh mô hình làm nông nghiệp công nghệ cao. Gia đình Đức và người dân sống tại thị trấn Liên Nghĩa cũng sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, Đức nhìn thấy mô hình sản xuất nông nghiệp vẫn rời rạc, chưa có sự liên kết với nhau, vì vậy điệp khúc được mùa mất giá Đức vẫn chứng kiến thường xuyên. Từ chính thực tiễn của gia đình, Đức nghĩ cần phải thành lập tổ hợp tác để liên kết người dân cùng sản xuất, đồng thời hỗ trợ người dân tìm đầu ra cho sản phẩm. Tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ra đời từ đó.

Ngày ấy tôi 22 tuổi, ý tưởng thì nhiều mà kinh nghiệm, hiểu biết thì gần như không có. Qua nhiều kênh từ mạng, đến các anh chị có kinh nghiệm tôi quen cho đến chính những người dân trong vùng có kinh nghiệm làm nông nghiệp. Tôi cũng đã đi tìm hiểu về thị trường của sản phẩm nông sản tại tỉnh Lâm Đồng cũng như nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam. Thời điểm 2015 các mặt hàng nông sản an toàn còn khá mới mẻ, tôi đến các cửa hàng ra an toàn, cho đến các nhà hàng ăn uống để tìm hiểu quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình.

Cùng với đó, bản thân tôi cũng chủ động tham gia các buổi tập huấn, hội thảo liên kết và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản tại địa phương, tham quan học tập các mô hình, Tổ hợp tác làm nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn; từ đó đã giúp tôi có được hướng đi đúng đắn trọng việc tập trung phát triển một số mặt hàng nông sản chủ lực như: Cà chua, hành tây, rau cần… với uy tín dần dần các sản phẩm này đã có được chỗ đứng trên thị trường”. Lưu Lập Đức bộc bạch.

Chàng thanh niên dân tộc Tày được vinh danh nhờ mô hình khởi nghiệp nông nghiệp trên quê hương.

Chàng thanh niên dân tộc Tày được vinh danh nhờ mô hình khởi nghiệp nông nghiệp trên quê hương.

Để mở rộng kinh doanh, ổn định đầu ra và nguồn hàng, Đức đã thành lập tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản liên kết các hộ kinh doanh, trồng, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và giúp cho các hộ dân tham gia liên kết yên tâm sản xuất và có thu nhập ổn định.

Năm 2019, khi nhu cầu của thị trường đòi hỏi cao hơn, các hộ nông dân tham gia tổ hợp tác đã mạnh dạn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng ngày được nâng cao, Đức và những cộng sự đã thành lập Công ty TNHH AGRI Đức Tiến chuyên phân phối sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn Vietgap.

Đức chia sẻ: Làm nông nghiệp vốn dĩ chưa bao giờ dễ dàng, khởi nghiệp với nông nghiệp tôi cho rằng còn khó hơn gấp trăm lần, thế nhưng nếu biết cách thì việc làm giàu trên thửa đất của mình cũng không phải là việc ngoài sức tượng tượng.

Đặc biệt hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển, những người làm nông nghiệp cũng cần phải thay đổi tư duy, cần chuyển đổi mô hình sản xuất thủ công, dùng sức sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ như tưới tự động; nông nghiệp công nghệ cao… đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Chính vì vậy hiện các hộ nông dân tại tổ liên kết đều chuyển đổi sáng 50% ứng dụng công nghệ và 50% là kinh nghiệm và cách thức quản trị để phát triển.

Giải thưởng Lương Định Của, là giải thưởng thường niên của T.Ư Đoàn, nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những thanh niên tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, lập nghiệp: Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, hạt nhân nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tạo diễn đàn để thanh niên giao lưu, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm; kết nối trong sản xuất, kinh doanh...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chàng thanh niên dân tộc Tày mê nông nghiệp tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711694622 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711694622 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10